BAF Là Phí Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về Phụ Phí BAF Trong Vận Chuyển

Trong hoạt động giao thương hiện nay, BAF là một trong những loại phụ phí được áp dụng phổ biến. Với những doanh nghiệp làm việc với thị trường châu Âu thì phụ phí BAF dường như luôn có mặt trong vấn đề tính cước phí. Thế BAF là phí gì? Vì sao lại xuất hiện loại phụ phí này? Cùng Nhựa Sài Gòn làm rõ vấn đề này ngay sau đây nhé!

Tóm tắt nội dung

BAF là phí gì? Phụ phí BAF khác gì phụ phí EBS?

BAF được viết đầy đủ là Bulker Adjustment Factor, đây là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu được hãng tàu quy định trong các chuyến vận tải biển. Hãng tàu sẽ tiến hành thu phí BAF từ chủ lô hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nhiều trường hợp các đơn vị vận chuyển cũng như chủ hàng nhầm lẫn giữa phí BAF và EBS.

baf và ebs

BAF là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu được áp dụng cho các chuyến hàng đi châu Âu. Còn phí EBS là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu áp dụng cho các chuyến hàng đi châu Á. Cả 2 loại phụ phí này đều được hãng tàu quy định và thu phí từ đơn vị chủ hàng. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa có thể dựa vào báo giá phụ phí của hãng tàu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo lợi nhuận sau khi đã từ đi các loại phí. 

Phí BAF do ai quy định? Bên nào cần đóng phụ phí BAF?

Hãng tàu sẽ đưa ra quy định về mức thu phụ phí BAF cho chủ hàng. 

Nhưng nếu hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thỏa thuận theo quy tắc FOB thì bên nhận hàng và bên vận chuyển hàng cần trao đổi trước, xem ai sẽ là người trả phụ phí này. Và trong trường hợp này, thông thường đơn vị vận chuyển sẽ là người thanh toán.

Hãng tàu thu phí BAF với mục đích gì? Cách tính phí BAF

Hiện nay, việc thu phí nhiên liệu không còn quá xa lạ đối với những người muốn xuất nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt trong thời điểm giá nhiên liệu có biến động lớn như hiện nay. Vì thế, các hãng tàu thu phụ phí BAF với mục đích:

  • Bù đắp khoản chi phí phát sinh khi giá nhiên liệu biến động: Việc giá nhiên liệu đột ngột tăng cao có thể khiến cho hãng tàu phải tốn nhiều chi phí hơn để duy trì hoạt động vận tải. Vì thế, họ cần phải thu lại khoản phí đã bỏ ra từ khách hàng để bù lại chi phí đó.
  • Bù đắp lại doanh thu giảm do biến động: Thị trường xăng dầu tăng lên đột ngột khiến cho hãng tàu phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để thực hiện hoạt động vận tải. Khi chi phí bỏ ra tăng lên mà mức doanh thu thu về không đổi thì doanh thu thực tế của họ sẽ bị giảm. Vì thế, thu phí BAF sẽ giúp họ giảm gánh nặng về chi phí bỏ ra.

baf là gì

Về cách tính BAF, mỗi hãng tàu sẽ có sự khác nhau nhất định. Thông thường, loại phí này được tính theo phần trăm của cước biển hoặc một khoản tiền cụ thể tính trên container, một tấn hàng hoặc một mét khối hàng.

Để tính được phí BAF này, các hãng tàu phải quan tâm đến hai yếu tố đó là giá nhiên liệu và hệ số thương mại.

BAF = giá nhiên liệu x hệ số thương mại

Trong đó: 

  • Giá nhiên liệu là giá nhiên liệu trung bình tại các cảnh trọng điểm trên thế giới
  • Hệ số thương mại phản ánh mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên 1 giao dịch

Mức thu phí BAF sẽ được kiểm soát bởi Ủy ban Châu Âu (EC) để đảm bảo không có sự thông đồng giữa các hãng tàu khi đưa ra mức thu.

Vì sao phí BAF lại được áp dụng hiện nay?

Phụ phí nhiên liệu được áp dụng cho các tuyến vận tải châu Âu là vì vào những năm 1970 đã xảy ra “cú sốc giá dầu lửa” khiến cho giá nhiên liệu tăng vọt với biên độ cực lớn. 

Bên cạnh mức tăng ấy, hãng tàu phải bỏ ra một chi phí nhiều hơn để duy trì hoạt động vận tải. Cụ thể, để duy trì được tốc độ vận chuyển và đảm bảo dịch vụ vận tải diễn ra thuận lợi thì hãng tàu sẽ cần đầu tư nhiều tiền hơn vào chi phí nhiên liệu.

Trong khi đó, khi giá xăng dầu tăng cao, các hãng tàu không thể điều chỉnh được giá cước để ứng phó với tình tình thực tế. Vì vậy, để có thể điều chỉnh được chi phí, họ đã áp dụng thu phí BAF. 

Tùy thuộc vào từng hãng tàu và hiệu hội tàu mà mức thu phí BAF sẽ khác nhau. Do đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, các hãng tàu sẽ tiến hành thu phí BAF phù hợp.

phụ phí baf

Những loại phí khác ngoài phí BAF mà bạn nên biết

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chủ lô hàng cần phải tính toán được tất cả các loại phụ phí có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng. Từ đó có thể điều chỉnh giá bán ra sao cho phù hợp nhất.

Bên cạnh loại phụ phí nhiên liệu BAF thì các chủ hàng cũng cần trả thêm các khoản phụ phí khác như:

  • Phí GRI: phụ phí cước vận chuyển tăng giá vào mùa hàng cao điểm, đặc biệt trong mùa giáng sinh ở thị trường châu Âu.
  • Phí CAF: Phụ phí thu theo biến động tỷ giá ngoại tệ. Tương tự như phí BAF, các hãng tàu sẽ quy định và thu từ chủ hàng để bù đắp cho việc biến động tỷ giá ngoại tệ trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển.
  • Phí PSS: Phụ phí thu vào mùa cao điểm. Các mùa cao điểm được tính từ khoảng tháng 8 và tháng 10 mỗi năm hoặc định kỳ tháng 11 năm này đến tháng 1 năm sau.

>>Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Nhựa Sài Gòn muốn gửi tới bạn để giúp bạn trả lời được câu hỏi BAF là phí gì. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm pallet nhựa để kê hàng hóa xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn trực tiếp và miễn phí nhé!