Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, có nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà nếu các chủ thể là người mới vào nghề sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Một trong số các thuật ngữ được sử dụng nhiều thì phải kể đến bill of lading. Hiểu rõ chức năng và nội dung khi sử dụng Bill of Lading là gì sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm thủ tục biển.
Tóm tắt nội dung
Bill of lading là gì?
Bill of Lading (B/L) là chứng từ vận tải bằng đường biển do người chuyên chở hoặc người đại diện chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng.
Trong quy trình vận chuyển, Bill of lading là một tài liệu quan trọng. Bởi nó chỉ đạo các hành động của nhân viên vận tải trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa trên tàu. Các thông tin, thông số về số lượng, cách thức thanh toán, cách xử lý trên bến tàu… sẽ được thể hiện trong vận đơn.
Tại sao lại cần Bill of Lading (vận đơn đường biển)
Có thể hiểu đơn giản rằng, khi bạn thuê hãng tàu vận chuyển hàng hóa cho bạn thì họ phải đưa lại cho bạn 1 chứng từ để cam kết đã nhận hàng và có trách nhiệm với hàng hóa của bạn.
Vận đơn này phải thể hiện rõ lịch trình và thời gian hàng đi về, nhận hàng ở đâu và trả hàng tại đâu, phương tiện vận tải và các thông tin liên quan để bạn có thể check được thông tin, làm căn cứ đối chiếu với họ nếu có phát sinh.
Chức năng của Bill of Lading
- Là bằng chứng biên lai nhận hàng của hãng vận tải với chủ hàng xác nhận đã nhận hàng
- Là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu những hàng hóa ghi trên vận đơn. Đối với vận đơn gốc (original bill of lading) thì ai có vận đơn trong tay, người đó sẽ có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên đó nên vận đơn này có thể mua bán.
- Là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa 2 bên. Toàn bộ những nội dung trên vận đơn sẽ là chứng cứ để giải quyết những tranh chấp nếu có phát sinh.
Tác dụng của Bill of Lading
- Là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu
- Xác định số lượng hàng hóa bên bán giao cho bên mua có đúng, đủ như trong giao dịch hay không
- Là chứng từ quan trọng khi làm thanh toán nhận tiền từ đơn vị nhập khẩu
- Chứng từ không thể thiếu khi khiếu nại người bảo hiểm hay những người liên quan khác
- Vận đơn đường biển B/L được mang đi cầm cố trong trường hợp các bên chưa đủ vốn nhập hàng hoặc mua đi bán lại.
Phân loại Bill Of Lading – Vận đơn đường biển
Sau khi đã hiểu Bill Of Lading là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu thêm thông tin về phân loại B/L đang được lưu hành trên thị trường hiện nay.
Theo tính quyền sở hữu hàng hóa
Dựa theo quyền sở hữu hàng hóa, Bill of lading có thể chia thành 2 loại:
- Vận đơn đích danh (Straight B/L): Cung cấp thông tin người nhận và thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng.
- Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Gồm có vận đơn giao hàng cho người cụ thể, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng.
- Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.
Theo phê chú hàng hóa
Được phân thành 2 loại B/L như sau:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển, có chất lượng tốt.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay dirty B/L): Thể hiện thông tin về hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng hàng hóa không được đảm bảo như xuất hiện mùi hôi, ẩm ướt…
Theo hành trình chuyên chở và vận tải
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng đi đến cảng đích mà không cần phải sử dụng quá trình chuyển tải.
- Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa phải chuyển qua một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
- Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L): Hàng hóa được vận chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…
Theo nhà phát hành
- Vận đơn chủ: Đây là vận đơn Master B/L do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
- Vận đơn nhà: Là vận đơn House B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.
Theo tình trạng nhận hàng
- Vận đơn đã xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L): được cấp sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu.
- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): được cấp trước khi hàng hóa được dỡ xuống tàu.
Nội dung của Bill Of Lading
Các thông tin trong nội dung của vận đơn đường biển là:
Số vận đơn | Được quy định bởi người phát hành, giúp tra cứu vận đơn lô hàng và khai báo hải quan |
Thông tin người gửi hàng | Ghi rõ tên, địa chỉ người gửi hàng và người giao nhận hàng |
Thông tin người nhận hàng | Có nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu |
Bên được thông báo | Ghi tương tự như mục người nhận hàng |
Tên tàu chở hàng | Mỗi loại tàu sẽ có tên và mã hiệu riêng và được thể hiện trên chứng từ B/L |
Cảng xếp và cảng dỡ hàng | Tên và địa điểm bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận |
Thông tin hàng hóa | Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung của lô hàng |
Số kiện hàng, cách đóng gói | Ghi rõ số lượng kiện hàng, số lượng pallet nhựa, số lượng thùng hàng và số lượng container |
Thông tin về khối lượng, thể tích hàng hóa | |
Thông tin cước phí | Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. |
Ngày tháng | Thể hiện ngày hàng được xếp lên tàu và giao cho đơn vị vận chuyển. |
Số vận đơn gốc | Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc |
Phần chữ ký | Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành |
Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được bill of lading là gì? Từ đó, người dùng có thể sử dụng được hiệu quả hơn trong công tác vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận.