Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan từng nói: “Trong khi chúng ta ngồi ở nhà và nghĩ cà phê chúng ta ngon nhất thế giới thì thế giới lại không uống cà phê của ta. Cà phê Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới?”. Câu nói của ông Hoan cũng chính là thắc mắc của nhiều người: cà phê Việt Nam xuất khẩu đi đâu? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Những thông tin bạn cần biết về thị trường cà phê tại Việt Nam
Trước khi đi tìm hiểu cà phê Việt Nam xuất khẩu đi đâu, bạn phải nắm được những nét cơ bản về thị trường cà phê tại Việt Nam hiện nay. Việt Nam luôn tự hào khi có tên trong bảng xếp hạng những quốc gia xuất khẩu cà phê trên toàn thế giới với hơn một triệu tấn mỗi năm.
Bên cạnh đó, nước ta còn nổi tiếng với cà phê có chất lượng cao. Mặc cho thị trường cà phê trên thế giới đầy biến động nhưng ở nước ta sản lượng cà phê vẫn ngày một tăng.
Khu vực trồng cà phê chủ yếu tại Việt Nam đó là Tây Nguyên. Nguyên nhân là vì đây là nơi có khí hậu và đất đai thuận lợi cho cà phê sinh trưởng và phát triển. Một số khu vực trồng nhiều cà phê trong khu vực Tây Nguyên có thể kể đến:
- Lâm Đồng: nhắc đến những khu vực trồng cà phê nổi tiếng tại Việt Nam chắc chắn không thể thiếu Lâm Đồng. Đây là nơi có khí hậu mát mẻ cùng nguồn đất phù sa giàu dinh dưỡng, là điều kiện thuận lợi cho cà phê phát triển.
- Đắk Lắk: nơi được mệnh danh là khu vực trồng cà phê lớn nhất tại Việt Nam. Diện tích đất được sử dụng để trồng cà phê tại đây lên đến hàng nghìn ha. Bên cạnh đó, cà phê ở mảnh đất này rất được ưa chuộng vì có hương vị đậm đà, mạnh mẽ.
- Cao Bằng: Mặc dù không có truyền thống trồng cà phê lâu đời như những địa điểm đã kể trên, thế nhưng cà phê Arabica ở đây rất được ưa chuộng. Loại cà phê này gây ấn tượng với người tiêu dùng bởi hương vị đậm đà, độc đáo và thơm ngon.
- Đắk Nông: Bên cạnh những địa điểm đã kể trên thì Đắk Nông cũng là một trong những nơi sản xuất cà phê ngon hàng đầu Việt Nam.
Cà phê Việt Nam xuất khẩu đi đâu bạn đã biết chưa?
Cà phê Việt Nam rất được thế giới ưa chuộng. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc cà phê Việt Nam xuất khẩu đi đâu chưa? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
Thị trường Châu Âu – “Khách quen” của Việt Nam
Thị trường Châu Âu có thể được xem là khách quen của Việt Nam trên lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Nguyên nhân là vì đây là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất với 40% trong tổng lượng và 38% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Một số quốc gia chiếm tỷ lệ nhập khẩu và thị phần lớn trong thị trường này có thể kể đến: Đức (14,3% – tương ứng 228,1 triệu USD), Italia (7,8% – tương ứng 124,5 triệu USD). Ngoài ra, vì chất lượng nước ta ngày một tăng nên giá trị xuất khẩu cà phê các nước cũng tăng mạnh: Bỉ (tăng 20,1%, đạt 74,8 triệu USD) và Ba Lan (tăng 53,7%, đạt 23,5 triệu USD).
Đông Nam Á – một trong những thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam
Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn thứ 2 chỉ sau thị trường Châu Âu. Ở khu vực này, lượng cà phê được tiêu thụ của nước ta chiếm 13% trong tổng sản lượng xuất khẩu. Trong đó, một số nước tiêu thụ nhiều có thể kể đến: Philippines, Indonesia,…
Hoa Kỳ – cái tên không thể thiếu trong thị trường tiêu thụ cafe Việt Nam
Rất nhiều mặt hàng, sản phẩm của nước ta nhập khẩu sang Hoa Kỳ. Đương nhiên, cà phê cũng không ngoại lệ. Sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 9% trong tổng sản lượng xuất khẩu cà phê của chúng ta. Điều này đồng nghĩa với 142,9 triệu USD và hứa hẹn con số này sẽ càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đánh giá thị trường cà phê của Việt Nam
Nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường Việt Nam vừa có nhiều cơ hội, vừa có nhiều thách thức.
Không thể phủ định rằng nước ta là một trong những quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Thế nhưng ngành công nghiệp này vẫn gặp một số khó khăn, đặc biệt là trong việc nâng cao giá trị và độ uy tín của cà phê trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giá cả trên thị trường chính là vấn đề to lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh cà phê thế giới đang giảm sâu như thế này. Điều này tức là các nông dân trồng cà phê đang gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm và thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, cà phê của nước ta vẫn rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Thậm chí, sản phẩm của Việt Nam còn được đánh giá cao về hương vị và chất lượng. Đây chính là điểm sáng để thu hút khách du lịch quốc tế.
Mặt khác, Việt Nam đang đẩy mạnh việc phát triển thêm các sản phẩm chế biến từ cà phê, chẳng hạn như cà phê rang xay, cà phê hòa tan,… Từ đó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu khó tính của người tiêu dùng.
Lời kết
Những thông tin trên chắc đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Cà phê Việt Nam xuất khẩu đi đâu?”. Đừng quên truy cập vào Nhựa Sài Gòn để đọc các bài viết bổ ích hơn nhé.