Vải thun là một trong những chất liệu vải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với những ưu điểm nổi bật như khả năng co giãn tốt. Bên cạnh những trang phục vải thun may sẵn, nhiều gia đình cũng có nhu cầu mua vải thun để tự may trang phục cho mình. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu về dòng vải này nhé!
Tóm tắt nội dung
Vải thun là gì?
Vải thun tiếng Anh là Spandex Fabric, đây là tên của một loại sợi tổng hợp do sự liên kết của các chất tổng hợp với nhau như cotton, polyester, nylon… tạo thành. Vải thun có độ co dãn và khả năng thoáng khí cao tùy theo đặc tính của thành phần cấu tạo sợi.
Trên thị trường có nhiều loại vải thun sản xuất theo nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, tùy theo nhu cầu của người dùng và khả năng kinh tế.
>>Xem thêm:
- [Liệt Kê] Các Loại Vải Thường Dùng Trong May Mặc
- Vải Thun Cotton Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Cách Nhận Biết
- Vải Cotton Là Gì? Phân Loại Các Loại Vải Cotton Hiện Nay
Đặc điểm của vải thun
Ưu điểm của vải thun
- Khả năng co giãn, đàn hồi tốt: Một chiếc áo thun khi mua về, sau một thời gian nếu bạn có tăng cân thì vẫn có thể mặc lại chúng vừa vặn mà không cảm thấy bó, khó chịu.
- Độ thoáng khí cao: Giữa các sợi vải thun có những lỗ nhỏ li ti liên kết với nhau nên vải rất thông thoáng. Vì vậy mà vải có độ thấm hút tốt, mau khô và không bị bí mùi.
- Màu sắc, hoa văn phong phú: Vải thun là loại vải có khả năng bắt màu tốt và dễ làm nổi bật họa tiết. Vì thế mà nhiều nhà thiết kế đã dựa vào tính năng này mà tạo ra nhiều mẫu mã vải với màu sắc đa dạng, sinh động.
- Độ bền cao: Vải thun có sự kết hợp của Poly nên vải có tuổi thọ cao, ít nhăn và bền đẹp. Bạn có thể sử dụng vải thun trong một thời gian dài mà không lo áo bị co giãn hay bị loang màu.
- Giặt giũ, bảo quản dễ dàng: Áo thun khi giặt tay hay giặt máy thì vải không bị biến dạng và phai màu như các loại vải khác. Nếu áo bị nhăn thì chỉ cần ủi sơ qua là được.
- Dễ cắt may: Vải thun có độ mềm và không quá dày, giúp cho quá trình khâu vá, tạo viền dễ dàng. Chính vì thế mà phần lớn các nhà thiết kế đều chú trọng khai thác áo thun để cho ra những mẫu mã nhanh chóng và tiện lợi.
- Giá cả phải chăng: Hầu hết các loại vải thun đều có giá tương đối rẻ, ngoại trừ các chất liệu được dệt từ sợi tự nhiên sẽ có mức giá cao hơn.
Nhược điểm của vải thun
- Độ thấm hút mồ hôi không cao: Vải thun được dệt từ các loại sợi tổng hợp nên vải sẽ có độ thấm hút ké, làm ảnh hưởng đến quá trình vận động vào những ngày nắng nóng. Điển hình cho đặc tính này là vải thun Poly, Nylon, Polyester…
- Đôi khi quá dày: Các loại vải thun được thiết kế dày như thun da cá, nylon… cũng sẽ gây trở ngại cho người mặc vào những ngày nóng bức.
Phân biệt các loại vải thun
Dựa theo độ co giãn
Với cách phân biệt các loại vải thun này, người ta chia thành 2 loại: co giãn 2 chiều và co giãn 4 chiều. Tùy vào độ co giãn khác nhau mà bạn có thể chọn cho mình loại vải phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
- Vải thun 2 chiều: Là loại vải thun chỉ có thể kéo giãn theo 2 chiều (chiều dọc hoặc chiều ngang). Loại vải này không có độ co giãn tốt như vải thun 4 chiều nhưng nó có giá thành vải rẻ hơn rất nhiều.
- Vải thun 4 chiều: Là loại vải có thể kéo giãn 4 chiều khi tác động lực kéo trực tiếp lên vải. Vải thun này sẽ có giá thành đắt hơn các loại khác và thường được ưa chuộng để sản xuất các loại trang phục thể thao bởi khả năng đàn hồi tốt, độ co giãn cao.
Dựa theo tỉ lệ % thành phần trong vải
Một cách khác phân biệt các loại vải thun là dựa vào tỉ lệ phần trăm sợi cotton và sợi pha tổng hợp.
- Sợi cotton có đặc trưng thoáng mát, thấm hút ẩm tốt nên vải thun có tỉ lệ cotton càng cao thì càng thích hợp để may các trang phục cho ngày hè. Nhưng cũng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn.
- Sợi PE với tỉ lệ càng cao thì càng khó thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, vải polyester có ưu điểm là chống nhăn nhàu hiệu quả và độ bền cao.
Dựa vào cách dệt vải
Dựa vào 2 cách phân biệt vải thun kể trên, xét theo cách dệt vải cũng giúp phân biệt vải chính xác. Hình thức dệt khác nhau sẽ quyết định nên bề mặt vải. Có 2 hình thức dệt cơ bản nhất là: phương pháp dệt thun bao gồm dệt thun trơn (dệt single), dệt kiểu cá mập và dệt kiểu cá sấu. Ngoài ra, cũng có kiểu dệt khác như: thun dệt da cá, thun dệt mè.
- Vải thun trơn: Là loại vải thun rẻ nhất với bề mặt vải mềm mịn, rất được ưa chuộng để may áo thun.
- Vải thun cá sấu: Là loại vải có mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn, khi sờ có độ nhám và có khả năng thấm hút tốt.
- Vải thun cá mập: Là loại vải thun dệt kim có mắt lưới dệt to hơn so cả vải thun cá sấu nên bề mặt vải trông thô ráp và nhám hơn khi sờ vào. So với vải thun cá sấu thì nó có giá thành thấp hơn và độ đàn hồi kém hơn.
Vậy là Nhựa Sài Gòn chúng tôi vừa chia sẻ cho bạn cách phân loại các loại vải thun phổ biến nhất trên thị trường. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và chọn mua được vải thun chuẩn nhất phù hợp với nhu cầu của mình!
Ngoài ra, trước sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất thì nhu cầu lưu trữ hàng hóa ngày càng cao, pallet nhựa cũng có mặt trong hầu hết các ngành nghề, đặc biệt trong ngành may mặc. Pallet nhựa giúp ngăn ngừa ẩm thấp, nấm mốc, vải sẽ được lưu trữ gọn gàng, đảm bảo vệ sinh. Nếu cần mua pallet nhựa, hãy liên hệ 0971.245.088 để được tư vấn!