Cấu Tạo Xe Nâng – Nguyên Lý Hoạt Động Của Xe Nâng Hàng

Xe nâng hàng là một trong những thiết bị, phương tiện chuyên dụng, giúp nâng hạ hàng hóa một cách đơn giản và nhanh chóng. Cấu tạo xe nâng gồm những gì? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trước khi chọn mua xe nâng, khách hàng nên tìm hiểu một cách chính xác về cấu tạo và nguyên lý làm việc của chúng.

Tóm tắt nội dung

Tổng quan về cấu tạo xe nâng

Mỗi một loại xe nâng sẽ có một thiết kế và cấu tạo riêng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe nâng có thiết kế đơn giản thô sơ như xe nâng tay cho đến những chiếc xe có cấu tạo phức tạp như xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng bán tự động…

Nhìn tổng quan thì xe nâng được chia thành 5 phần chính, chúng đảm bảo 3 nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, bao gồm: Bộ phận nâng hạ hàng hóa, bộ phận di chuyển, bộ phận điều khiển, bộ phận cung cấp năng lượng và bộ phận đối trọng.

Mỗi một dòng xe sẽ có những cấu tạo, bộ phận khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách mà khách hàng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.

cấu tạo xe nâng
Tổng quan cấu tạo xe nâng

Cấu tạo xe nâng hàng gồm:

Bộ phận di chuyển:

  • Hệ thống bánh chịu tải
  • Hệ thống bánh lái

Bộ phận nâng hạ:

  • Càng nâng
  • Giá nâng
  • Khung nâng
  • Xilanh nâng
  • Xilanh nghiêng

Bộ phận cung cấp năng lượng:

  • Hệ thống làm mát
  • Hệ thống động cơ
  • Hệ thống tản nhiệt
  • Thùng chứa nhiên liệu

Cabin và điều khiển:

  • Tay lái
  • Ghế lái
  • Bộ điều khiển nâng hạ
  • Các điều khiển chức năng

Cấu tạo xe nâng gồm những gì?

Bộ phận nâng hạ của xe nâng

Khi nhắc đến cấu tạo xe nâng, điều đầu tiên nghĩ tới đây là một chiếc xe có khả năng nâng hạ hàng hóa. Chính vì thế, bộ phận nâng hạ là một trong những thành phần không thể thiếu của bất kỳ chiếc xe nâng nào. Tùy vào mục đích sử dụng của khách hàng mà bộ phận nâng hạ của xe nâng có thể bao gồm các trang bị sau:

Khung nâng 

Cấu tạo của khung nâng gồm có 2 hoặc 3 khung thép thẳng đứng. Đây là bộ phận kết nối giữa thân xe và giá nâng. Kết hợp cùng với hệ thống piston ròng rọc giúp đưa càng nâng từ mặt đất lên cao và ngược lại. Chiều cao của khung nâng được thiết kế tùy theo nhu cầu mà khách hàng mong muốn, có thể đưa hàng hóa lên tới độ cao 12m.

Bộ phận nâng hạ của xe nâng
Bộ phận nâng hạ của xe nâng

Giá nâng trên xe nâng

Bộ phận nâng hạ thứ 2 không thể thiếu đó là giá nâng. Giá nâng có thiết kế hình chữ nhật, được sử dụng với mục đích kết nối càng nâng và khung nâng lại với nhau. 

Ngoài chức năng để gắn càng nâng, giá nâng còn được sử dụng để gắn các phụ kiện khác như: kẹp, gật gù, gầu xúc…

Càng nâng hoặc bộ công tác

Thành phần thứ 3 không thể thiếu trong bộ phận nâng hạ là càng nâng hoặc các bộ công tác khác. Càng nâng là trang bị tiêu chuyển của xe nâng, với thiết kế 2 thanh thép hình chữ L, có chiều dài từ 1-2m tùy loại. Bộ phận này được sử dụng với mục đích đỡ lấy hàng hóa cần nâng.

Bộ công tác xe nâng là từ dùng để chỉ các phụ kiện đi kèm khác thay thế cho càng nâng. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể đặt mua thêm các bộ công tác khác nhau. Từ đó biến một chiếc xe nâng thông thường thành một thiết bị chuyên dụng đặc biệt. Một số bộ công tác xe nâng cần phải kể đến như: Bộ gật gù, bộ kẹp giấy, bộ xúc lật, bộ kẹp gỗ, bộ kẹp phi…

Càng nâng
Càng nâng, xilanh nâng

Xi lanh nâng

Xilanh nâng có công dụng giúp bộ phận nâng hạ có thể hoạt động xe nâng cần trang bị các xilanh thủy lực. Xilanh dùng cho bộ phận nâng hạ gồm 2 loại chính là xilanh nâng và xilanh nghiêng. Cả 2 loại này đều có tác dụng là bộ phận truyền lực, có thiết kế là các ống rỗng chứa đầy dầu thủy lực bên trong. 1 đầu nối với thân xe, 1 đầu nối với piston, làm nhiệm vụ di chuyển tịnh tiến.

  • Xilanh nâng: Là thiết bị lắp thẳng đứng theo chiều dọc của khung nâng, chúng kết hợp với hệ thống dây xích để kéo hàng hóa lên trên.
  • Xilanh nghiêng: Là bộ xilanh được lắp nghiêng một góc so với trục thẳng đứng. 1 đầu chúng được gắn vào thân xe, 1 đầu gắn vào khung nâng. Khi xilanh này làm việc chúng sẽ đẩy khung nâng nghiêng 1 góc 6° về phía sau hoặc 12° về phía trước. Khi xi lanh nghiêng hoạt động chúng sẽ giúp càng nâng dễ dàng luồn vào hàng hóa, đồng thời giữ cho hàng hóa thăng bằng trong quá trình vận hành.

Xem thêm:

Bộ phận di chuyển

Bộ phận di chuyển của xe nâng có thiết kế và hoạt động tương tự như bất kì một phương tiện nào khác. Mỗi loại xe nâng sẽ có một thiết kế bộ phận di chuyển riêng, với hệ thống bánh độc lập. Chúng ta có thể bắt gặp xe nâng 3 bánh, 4 bánh. 

Bánh xe di chuyển
Bánh xe di chuyển

Nhưng về đặc điểm cấu tạo xe nâng, liên quan đến di chuyển đều bao gồm hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải. Thông thường bánh phía sau sẽ là bánh lái và bánh phía trước là bánh chịu tải.

  • Hệ thống di chuyển phía sau: Đóng vai trò là bánh lái, gồm hệ thống lốp, cầu và xilanh lái. Mọi hoạt động của bánh được điều khiển trực tiếp qua vô lăng của xe. Bánh phía sau sẽ có kích thước nhỏ hơn bánh phía trước và chúng đều được trang bị lốp hơi hoặc lốp đặc tùy theo mục đích.
  • Hệ thống di chuyển phía trước: Gồm các bánh chịu tải, có kích thước lớn. Bánh chịu tải vừa đóng vai trò là đòn bẩy giữa đối trọng và hàng hóa, vừa đóng vai trò chịu toàn bộ tải trọng của hàng hóa đặt lên xe.

Hệ thống chứa nguyên liệu trên xe

Khi nói đến cấu tạo xe nâng, chắc hẳn bạn sẽ thấy ít có tài liệu nào chia sẻ về hệ thống chứa nguyên liệu. Thế nhưng, nếu xem động cơ là trái tim thì hệ thống nguyên liệu, dây dẫn được xem là mạch máu. Chúng gồm có bình chứa, máy bơm và dây dẫn được kết nối với nhau.

  • Đối với xe nâng điện: Bình chứa nguyên liệu có bản chất là một khoang trống, nơi đặt bình ắc quy hoặc pin nguyên liệu, dây dẫn cho loại nguyên liệu điện chắc chắn sẽ là các dây điện rồi. Trên xe nâng điện cũng có bình chứa dầu thủy lực cung cấp cho piston xilanh.
  • Đối với xe nâng dầu: Bình chứa là nơi chứa dầu thủy lực, dầu diezen hoặc xăng. Trên xe nâng dầu, bình chứa dầu hoặc xăng sẽ cung cấp nguyên liệu cho động cơ đốt trong, dung tích bình có thể đạt từ 60 đến 200 lít. Các bình dầu thủy lực cung cấp dầu nhớt cho các xi lanh hoạt động. Dây dẫn là các đường ống dẫn nguyên liệu rỗng.
cấu tạo xe nâng
Hệ thống chứa nguyên liệu trên xe và bộ điều khiển

Bộ phận điều khiển 

Trong cấu tạo xe nâng, bộ phận điều khiển được chia thành 2 loại, bao gồm: bộ phận điều khiển chuyển động và bộ phận điều khiển nâng hạ. Toàn bộ hệ thống điều khiển của xe nâng được tích hợp trên khoang lái (xe có cabin) và trên tay điều khiển (xe nâng tay).

  • Bộ phận điều khiển di chuyển: Gồm vô lăng, hộp số gas, phanh. Chúng điều khiển các hoạt động di chuyển của xe nâng từ nơi này đến nơi khác.
  • Bộ phận điều khiển nâng hạ: Gồm các cần điều khiển lên, xuống, nghiêng ngả và các bộ điều khiển phanh khẩn cấp…
  • Các bộ phận khác: Ghế lái, gương, đèn cảnh báo, đèn chiếu sáng, nút khẩn cấp, màn hình hiển thị thông số…

Bộ phận đối trọng

Các dòng xe nâng tay sẽ không có đối trọng. Còn các dòng xe nâng trọng tải lớn, đối trọng là điều kiện bắt buộc để xe nâng có thể hoạt động được một cách ổn định. Thông thường đối trọng sẽ được bố trí phía sau của xe nâng (nằm phía trên bánh lái).

  • Xe nâng điện: Đối trọng được sử dụng chính là bình ắc quy hoặc pin nguyên liệu. Người ta lợi dụng sức nặng của chúng làm đối trọng cho xe nâng.
  • Xe nâng dầu: Đối trọng là cục kim loại nguyên khối có trọng tải tương thích với trọng tải nâng.

Động cơ xe nâng

Trong cấu tạo xe nâng, động cơ được xếp thành một nhóm riêng. Bởi đây là một phần quan trọng và được nhiều người quan tâm nhất. Động cơ xe nâng được chia thành động cơ dầu và động cơ điện. Mỗi loại động cơ được cung cấp bởi nhiều hãng sản xuất khác nhau. Với động cơ dầu một số hãng sản xuất nổi tiếng như: Động cơ xinchai, động cơ quanchai, động cơ isuzu, động cơ cumin…

Nguyên lý hoạt động của xe nâng

Dòng xe nâng chạy động cơ đốt trong và xe nâng điện ngồi lái đều có nguyên lý hoạt động giống nhau.

  • Di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác: Việc di chuyển dựa vào cơ chế hoạt động của bánh răng và xi lanh đẩy
  • Nâng hàng hóa từ nơi thấp lên cao và ngược lại
Nguyên lý hoạt động của xe nâng
Nguyên lý hoạt động của xe nâng

Quá trình nâng hạ hàng hóa lên xuống của xe:

Đây là phần được nhiều người quan tâm nhất bởi công việc chính của nó là nhấc hàng hóa có khối lượng lớn lên xuống ở những độ cao nhất định.

Khi càng xe nâng được đưa vào vị trí pallet hàng hóa để nâng hàng, bộ phận bơm dầu thuỷ lực sẽ bắt đầu đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng và khung nâng sẽ được đẩy lên cao. Các tầng kim loại bắt đầu trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên. Hệ thống bánh đà trên xe khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray giúp kéo càng nâng và pallet lên cao. Xilanh nghiêng ngả về phía sau giúp cho hàng hoá không bị ngả về phía trước, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vận hành.

Khi khung nâng di chuyển đến độ cao như mong muốn, xilanh sẽ không được bơm dầu vào nữa. Sau đó hàng hóa sẽ được đặt vào vị trí mong muốn. Sau khi hàng hoá đã đặt ở vị trí ổn thỏa, dầu trong xilanh sẽ chảy ngược trở lại về thùng chứa. Xilanh nâng lúc này sẽ bắt đầu hạ xuống làm khung nâng cũng dần hạ xuống vị trí ban đầu.

Tiếp theo đó, xe nâng được di chuyển đến vị trí đặt trong kho. Xích trên puly chạy ngược vòng để càng nâng và giá nâng trở bề vị trí thấp nhất. Xilanh nâng hạ và xilanh nghiêng cũng được xả hết dầu về thùng chứa nhiên liệu để xe trở lại trạng thái bình thường như lúc đầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo xe nâng cũng như nguyên lý hoạt động của xe cho những ai cần. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng xe tiện ích này cũng như lựa chọn cho mình dòng xe phù hợp nhất.