Theo kinh nghiệm nhiều năm của ông cha ta, cây dầu gió có gỗ cứng nhưng nhẹ, không dễ bị các loại mối mọt ăn mòn. Bởi những đặc tính siêu việt như vậy nên loại cây này được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại cây này.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về cây dầu gió
Gỗ dầu gió hay còn được nhiều người gọi là gỗ dổi. Thực chất có tên gọi là dầu gió bởi vì lúc mới lột vỏ, cây có mùi thơm hơi hăng, giống như mùi dầu gió.
Cây dầu gió thường sống ở các khu vực có nhiệt độ trung bình hàng năm trên 21 độ C, nhiệt độ cao nhất là 28 độ C và thấp nhất là 11 độ C. Loại cây này có sức sống tương đối bền bì, ngay cả trong hoàn cảnh thời tiết lạnh xuống -3 độ C mà cây vẫn có thể giữ được lá.
Cây dổi có thân cao tới 35m, thậm chí có nhiều cây còn lên đến 40m, gốc cây có đường kính 100cm. Thân cây thẳng, tròn, cành đâm ra phía trên. Vỏ cây nhẵn, màu xám, không sần sùi như những cây khác. Những cành nhỏ sẽ có lông, lá dài hình bầu dục, mọc cách nhau trên cành. Giống như hoa lan, hoa của cây dầu gió là hoa đơn, nằm ở đầu cành. Quả kép dài tầm 5 – 8 cm, khi chín có màu đỏ, bóng loáng, bên trong có 1 – hạt.
Gỗ dầu gió được rất nhiều người ưa chuộng bởi có khả năng chống mối mọt tốt, giữ được độ bền cao. Mặt khác, cây có khả năng chịu được nhiệt độ và mưa gió, đảm bảo không bị cong vênh hay biến dạng. Do đó, bạn có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt gỗ dầu gió thật giả.
Cụ thể, bạn có thể sử dụng nhiệt độ để kiểm tra gỗ có bị cong vênh không. Hoặc bạn dựa vào màu sắc của gỗ. Gỗ dổi thật sẽ có vân màu sáng, trẻ trung, khi vẽ ni lên gỗ sẽ cho ra một màu vàng óng ánh đẹp mắt.
Ưu, nhược điểm của gỗ dầu gió
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm đến đó là gỗ dầu gió có tốt không? Để trả lời câu hỏi này, Nhựa Sài Gòn sẽ chia sẻ về ưu và nhược điểm của loại gỗ này, cụ thể:
Ưu điểm

Gỗ dầu gió được khá nhiều người ưa chuộng bởi những điểm nổi bật sau:
- Độ bền cao: Gỗ dầu gió gây ấn tượng bởi độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không sợ bị mối mọt hay cong vênh. Đối với những loại gỗ được tẩm sấy và gia cố kỹ thuật sẽ có đảm bảo được độ bền khi tiếp xúc với nước.
- Vì có độ bền cao nên gỗ khi ứng dụng vào các công trình sẽ đảm bảo được sự kiên cố, chắc chắn và trường tồn.
- Tính thẩm mỹ cao: Gỗ dầu gió sở hữu màu sắc, đặc tính và mùi hương riêng, không bị hòa lẫn như các loại gỗ khác. Điều này đã khiến gỗ dổi trở nên đặc biệt trong mắt người sử dụng.
- Đường vân của gỗ rất đa dạng, do đó sản phẩm sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của người dùng, ngay cả những vị khách khó tính.
- Không chỉ có sự đa dạng về đường vân mà gỗ dầu gió còn có nhiều mẫu mã và kích thước. Đây chính là điều mà các loại gỗ công nghiệp không thể đáp ứng được.
Nhược điểm
Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm đã kể trên, cây dầu gió vẫn dính phải một số khuyết điểm. Chẳng hạn, nhiều người lựa chọn gỗ dầu gió bởi màu sắc và hương thơm của nó. Thế nhưng có nhiều người lại không thích đặc điểm này. Họ cho rằng màu nâu đỏ nhạt và mùi hương của gỗ không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Tuy nhiên đây chỉ là một bộ phận nhỏ, còn phần lớn đều ưa chuộng gỗ dầu gió bởi độ bền cao, ứng dụng đa dạng và giá thành phù hợp.
Một số ứng dụng thường thấy của gỗ dầu gió
Như đã nhấn mạnh ở phía trên, cây dầu gió có ứng dụng rất đa dạng trong đời sống. Vậy bạn có tò mò đó là những ứng dụng nào không? Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Trong nội thất

Trong nội thất, gỗ dổi được dùng để:
- Làm bàn ghế: Với màu sắc tự nhiên không cần sơn phủ như những loại gỗ khác, không quá ngạc nhiên khi gỗ dổi được ưa chuộng để làm bàn ghế. Bên cạnh đó nhờ đặc tính ít bị cong vênh nên bàn ghế làm từ gỗ dầu gió sẽ bền và sang trọng hơn.
- Làm tủ bếp: Sử dụng gỗ dầu gió để làm tủ bếp là điều vô cùng đúng đắn. Bởi loại gỗ này có khả năng khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu độ ẩm tốt, đảm bảo sẽ đem đến loại tủ tốt nhất.
- Giường ngủ: Vì có mùi thơm đặc trưng nên giường ngủ làm từ gỗ dầu gió sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ.
Trong Đông y
Ngoài việc được sử dụng để khai thác gỗ thì cây dổi còn có tác dụng lớn trong các bài thuốc Đông y. Ứng dụng phổ biến nhất đó là sử dụng quả và vỏ cây để chữa táo bón. Ngoài ra, quả cây dổi khi nấu trà còn giúp ích rất nhiều đối với những người già hay ho khan.
Một vài lợi ích kinh tế khác
Cây dầu gió có biên độ sinh thái rộng và thích hợp trồng ở mọi khu vực đồi núi trên đất nước. Chỉ sau 6 – 8 năm trồng, loại cây này đã cho gỗ, đồng thời giá trị kinh tế cũng khá cao.
Ở một số nơi, hạt dầu gió được sử dụng để thay thế tiêu. Trong nông sản, hạt dầu gió đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho con người. Chúng được bán với giá 20kg x 1 triệu 500 nghìn đồng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến cây dầu gió, về khái niệm, lợi ích và ứng dụng. Nhựa Sài Gòn còn chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích khác, do đó bạn có thể tìm đọc tại trang web của chúng tôi.