Top 12+ Loại Cây Thủy Sinh Đẹp, Dễ Trồng Và Cách Chăm Sóc Chúng

Cây thủy sinh là loại cây cảnh đang rất được ưa chuộng hiện nay. Cây vừa là vật trang trí đẹp mắt, mang lại sức sống và sinh khí cho nơi làm việc, mà vừa có ý nghĩa phong thủy rất tốt. Cùng Nhựa Sài Gòn điểm danh qua 12+ loại cây thủy sinh đang được yêu thích hiện nay.

Tóm tắt nội dung

Lợi ích của cây thủy sinh mang lại

Làm đẹp không gian hồ cá

Cây thủy sinh rất dễ trồng, nó tạo ra một không gian hồ với nhiều màu sắc khác nhau và cũng trở thành một sân chơi cho những chú cá nhỏ. Gia chủ có thể dễ dàng quan sát được sở thích cũng như thói quen của những chú cá.

Lợi ích của cây thủy sinh
Lợi ích của cây thủy sinh

Máy bơm khí oxy tự nhiên cho sinh vật trong hồ

Cũng giống như các loại cây trên cạn, cây thủy sinh cũng có thể quang hợp và cung cấp khí oxy cho các sinh vật dưới nước. Thông thường, người ta sẽ dùng máy bơm oxy để tăng diện tích khí oxy trong hồ vì nghĩ rằng cây thủy sinh có thể thải ra khí CO2 gây ảnh hưởng tới sinh vật dưới nước. Nhưng thực chất, cây thủy sinh chỉ thải ra một lượng khí CO2 rất ít và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tiêu cực nào đến cá.

Vật trang trí độc đáo

Cây thủy sinh không chỉ giúp tạo ra khí O2, đảm bảo môi trường sống mà nó còn là một vật trang trí độc đáo, tạo cho gia chủ cảm giác thoáng mát, tươi mới. 

Cây thủy sinh rất dễ tìm và dễ trồng, có giá thành rẻ nên đã được nhiều người lựa chọn để trang trí nhà cửa, bể cá, góp phần giúp cho gia chủ thư giãn tốt hơn.

Xem thêm:

Top 12 các loại cây thủy sinh đẹp dễ trồng, dễ chăm sóc

Rong đuôi chồn

Rong đuôi chồn khá phổ biến, rất dễ tìm, sống dai và gần như không yêu cầu gì về dinh dưỡng. Bạn có thể cắm cây xuống nền, bục đá hoặc thả nổi trên nước. Tán của cây rộng, thoải mái cho các chú cá con bơi lội.

Loại cây này có giá bán rất rẻ nên ít được bán trong các cửa hàng, bạn có thể tìm ngoài tự nhiên hoặc xin từ các bạn nuôi cá lâu năm khác.

Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn

Cây xương cá

Cây có xu hướng mọc thẳng, những nhánh lá rất thanh mảnh và đẹp. Cây xương cá dễ trồng, chỉ cần cắm vào bùn, đá là chúng có thể sống.

Cây ổ sao cánh

Đây là loài cây phân bố rộng, sống được trong môi trường đất và cả môi trường thủy sinh. Cây thường mọc thành từng bụi nhỏ, phần lá dài và cứng, rất dễ gãy, thân và rễ của cây có nhiều lông, các rễ phụ đen mỏng như tóc.

Cây ổ sao cánh ưa sống trên đá mọc ở cả những nơi ẩm thấp. Đây là loài cây được nhiều người lựa chọn cho bể cá gia đình bỏi dễ trồng, dễ sống ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng vẫn có thể sinh trưởng được.

Cây ổ sao cánh
Cây ổ sao cánh

Cây rau mát

Cây rau mát hay còn được gọi là thèo nèo, rau chóc hay từ ô. Cây thuộc nhóm thân thảo, sống ở dưới nước và có rễ dạng củ. Thân cây cao khoảng 1m, lá cây giống như chân vịt, hoa mọc thành chùm và có màu trắng.

Cây dễ dàng được tìm thấy ở những nơi nước nông, ven bờ sông, bờ suốt, những nơi có nhiệt độ ẩm thấp…

Tiểu bảo tháp

Loại cây này lúc nhỏ dễ bị nhầm với cây xương cá, rong la hán nhưng nếu nhìn kỹ thì tán còi và đơn điệu. Tuy nhiên, khi phát triển thì chúng tạo nên một khu rừng nguyên sinh rất đẹp. Đặc biệt, tiểu bảo tháp rất dễ trồng, yêu cầu ánh sáng vừa phải, dinh dưỡng ít và thậm chí là không cần nền, có thể thả nổi, chèn vào đá.

Tiểu bảo tháp
Tiểu bảo tháp

Rau đắng biển

Rau đắng biển là hoa thuộc họ mõm chó, loại thảo mộc thân bò lâu năm cao khoảng 10-20cm có lá nhỏ, mọng nước, không có cuống và có hình bầu dục thuôn dài. 

Tất cả các bộ phận của cây đều bóng mịn, không có lông. Lá của cây khi nghiền nát sẽ có mùi hương và vị đắng đặc biệt.

Rau đắng biển thường sống ở môi trường ẩm ướt như kênh mương, suốt, đầm lầy, bãi biển…

Cây trân châu thường

Cây trân châu thường là loại cây mọc thấp, cao chỉ 2-3cm. Lá cây màu xanh rì và mọc theo những mảng to. Hầu hết ở bể cá nào, bạn cũng sẽ thấy gia chủ trải một lớp cây trân châu thường để trang trí cho bể. Cây phát triển rất nhanh nên cần cắt tỉa và dọn dẹp gọn gàng thường xuyên để không xảy ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng với những sinh vật khác.

Cây trân châu thủy sinh
Cây trân châu thủy sinh

Cây Lưỡi Mèo

Cây lưỡi mèo có hình dáng thẳng đứng, lá mọc dài từ gốc với sự sinh trưởng tuyệt vời giúp cho cây trở nên phổ biến trong việc trang trí bể cá. Cây rất dễ chăm sóc và sống được trong môi trường nhiệt độ từ 18-30 độ C.

Cây Thủy Cúc

Cây thủy cúc có hình dáng giống như cây tần ô, có thể sống được trong môi trường đất và nước. Bạn chỉ cần cắt một nhánh nhỏ và cắm vào bể là cây đã có thể tự sinh sôi và phát triển tốt. Cây thủy cúc mọc thành cụm, lá xòe ra hai bên rất đẹp. Nếu được cung cấp CO2, cây thủy cúc sẽ phát triển tươi tốt hơn.

Cây Thủy Cúc
Cây Thủy Cúc

Cây lan nước

Cây lan nước hay còn được gọi là lan muỗng hay cây lăng muỗng. Cây có lá mọc ra từ rễ, có chiều cao lên tới 50cm, lá có hình bầu dục, sống được trong nhiệt độ từ 18-25 độ C. Cây không ra hoa nhưng có đặc điểm tự tách rễ để tạo cây con.

Cây vảy ốc

Cây vảy ốc hay còn gọi là cây thằn lằn, cây vẩy ốc, cây trâu hổ… Cây có thể sống được trong môi trường đất và nước, với bộ rễ cọc, cây phát triển rất mạnh mẽ. Cây có chiều cao khoảng 3-5cm, thân có nhiều nhánh, lá giống với hình trái tim, có lớp lông mỏng trên bề mặt.

Lá cây khi nhỏ có màu đỏ, trưởng thành có màu xanh và khi già có màu trắng hoặc xanh nhạt ngả vàng.

Cây vảy ốc
Cây vảy ốc

Đại hồng diệp

Đại hồng điệp có màu hồng đỏ rất bắt mắt, ấn tượng tạo cho bể cá một điểm nhấn độc đáo. Đây là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với những bạn mới bắt đầu chơi thủy sinh vì nó không chỉ đẹp mà còn rẻ và dễ trồng.

Cách chăm sóc cây thủy sinh

Việc chăm sóc cây thủy sinh khá đơn giản, bạn cần thay nước đều đặn cho cây, chỉ nên làm 1-2 lần/tuần. Bạn cũng có thể thêm 1 chút dung dịch dinh dưỡng cho cây để cây mau lớn nhanh.

Lưu ý: Nên sử dụng nguồn nước sạch để thay, giúp cây không bị nhiễm chất độc hại, nhất là khi trong nước máy có khá nhiều loại hóa chất tẩy rửa như clo. Neus bạn muốn dùng nước máy thì bạn có thể để nước qua đêm hoặc phơi nắng đề mùi clo bay hết.

Cách chăm sóc cây thủy sinh
Cách chăm sóc cây thủy sinh

Vào những ngày thời tiết hanh khô, cay thoát hơi nước nhanh, bạn nên nhớ thay nước từ 3 – 5 ngày/lần. Còn đối với những ngày mát mẻ, độ ẩm cao bạn chỉ nên thay nước 7 – 10 ngày/lần.

Khi phát hiện rễ cây bị hỏng hoặc cây bị thối, bạn cần thay nước cho cây, cắt bỏ đi phần rễ đã hỏng, rửa rễ nhưng không được vò rễ để rễ bị đứt. Bạn nhớ thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá dập, vệ sinh chậu thủy tinh sạch sẽ để loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn trong chậu.

Lượng dung dịch dinh dưỡng cho vào cây cũng cần phải thích hợp với từng loại. Nếu nồng độ quá cao sẽ khiến cho cây bị thối chết, thế nên bạn nên nhờ những thợ chăm sóc cây để cho lượng dung dịch phù hợp để cây phát triển tốt nhất.

Cây thủy sinh không chỉ có tác dụng trang trí trên bàn mà cây còn có thể trở thành một môi trường sống lành mạnh của các sinh vật trong bể. Với những chia sẻ trên đây, Nhựa Sài Gòn mong rằng sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích để có thể lựa chọn cho mình những cây trồng thủy sinh phù hợp.