Cây trồng trong nhà là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Bởi trồng cây xanh không chỉ giúp không gian sống tràn đầy năng lượng mà nó còn giúp tăng sự tập trung và tạo hormone dễ chịu cho người nhìn. Vì thế, chúng ta luôn cảm thấy thoải mái khi bước đi trong khu vườn hoặc nơi ở nhiều cây cối. Cùng Nhựa Sài Gòn tham khảo ngay 10+ loại cây trồng trong nhà đẹp và dễ chăm sóc nhất dưới đây cho căn nhà của bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
Nên chọn cây trồng trong nhà như thế nào?
Cây cảnh trồng trong nhà không có nhiều điều kiện để tắm nắng cũng như bản thân người trẻ bận rộn, ít có thời gian dành cho việc chăm chút hàng ngày. Vì thế, khi lựa chọn cây trồng trong nhà, dòng cây bạn lựa chọn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Cây cần ít ánh sáng
- Cần ít nước
- Dễ sinh trưởng, không cần chăm sóc nhiều
- Kích thước nhỏ, không vươn tán rộng
- Không thải khí CO2 ban đêm (đối với cây trong phòng ngủ)
Top 10+ loại cây trồng trong nhà được ưa chuộng nhất
Dưới đây là những loại cây có vẻ ngoài nhỏ nhắn, đẹp và dễ chăm sóc thường được ưu tiên sử dụng làm cây trồng trong nhà.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thường được đặt trong phòng ngủ bởi nó giúp sản sinh ra khí O2 thanh sạch cho gia đình vào ban đêm. Khả năng đặc biệt này hầu như các loại cây trồng khác không có được. Cây không cần quá nhiều ánh sáng và nước nên phù hợp đặt ở nhiều góc của ngôi nhà. Ngoài ra, cây có kiểu lá đơn, cứng của loại cây này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sẽ rất ấn tượng khi dùng trong trang trí.
Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng hay còn được gọi là cây bách Nhật Bản, chúng thường được trồng làm cây cảnh bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Tại Nhật Bản, cây tuyết tùng là loại cây được mọi người coi là vô cùng thiêng liêng. Người ta tin rằng các linh hồn của người chế và của các vị thần đều sống ở trong cây.
Tuyết tùng có công dụng làm không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn. Ngoài ra nó còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Loài cây này cần được trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.
Xem thêm:
Cây thường xuân
Cây thường xuân được mệnh danh là cỗ máy lọc không khí hoàn hảo. Chỉ trong vòng 6 tiếng, cây có thể loại bỏ 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc xung quanh.
Bản chất của loài cây này là một dòng dây leo nên nó phù hợp cho các vị trí cạnh cửa sổ hoặc ngoài ban công.
Cây thu hải đường
Một trong các loài cây trồng trong nhà được mọi người yêu thích hiện nay đó là thu hải đường. Hoa của cây mang nhiều màu sắc tươi sáng và đầy sức sống. Cây còn được gọi với cái tên đầy đủ là cây thu hải đường trường sinh, có ý nghĩa viên mãn hạnh phúc, phú quý giàu sang, đồng thời mang đến nguồn năng lượng tích cực mỗi khi ngắm.
Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp thì thu hải đường là loài cây có thể hấp thụ các khí như benzene, toluene là chất hàng đầu gây bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.
Cây đặt trong nhà, phù hợp với mọi độ tuổi và thích hợp với người có tuổi thuộc mệnh kim và hỏa. Vị trí đặt tốt nhất là ở trước sân nhà, phòng khách, cổng và mái hiên.
Cây Nha Đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội, la hội, lao vỹ… Cây mang ý nghĩa của sự thanh thản, nhẹ nhàng và tràn đầy sức sống cho người trồng.
Công dụng của nha đam được mọi người biết tới rất nhiều, ứng dụng trong việc chữa bệnh cũng như tạo ra các món ăn ngon.
Loài cây này phù hợp với người tuổi Đinh Mão, Nhâm Thìn, Ất Hợi, Giáp Tuất… Chỉ nên đặt nha đam ở phòng bếp, phòng làm việc, bàn ăn hay hiên nhà.
Cây Vạn Niên Thanh
Cây mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Đây là biểu tượng cho sự cát tường, trường tồn với thời gian nên thường được mọi người sử dụng để làm quà tặng tân gia, khai trương.
Cây có công dụng trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố giúp không khí trong lành hơn. Vị trí để đặt cây tốt nhất là trong phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ hay để trước thang máy.
Cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì được coi như “thần” hút tài lộc về cho gia chủ, bởi xét về mặt phong thủy thì đây là loại cây có tác dụng giúp ổn định tài vận, phát triển công danh sự nghiệp. Ngoài ra, khi trồng loại cây này trong nhà còn giúp tinh thần thoải mái, giữ sự hòa thuận trong gia đình.
Công dụng hữu ích của ngũ gia bì được mọi người biết đến nhiều nhất là đuổi muỗi, trang trí. Ngoài ra còn là vị thuốc trong y học cổ truyền Việt Nam, chuyên chữa các bệnh về xương khớp, an thần, tiêu hóa, trừ phong thấp…
Vị trí thích hợp để đặt cây là ngay lối đi cầu thang, văn phòng, bàn làm việc, khuôn viên vườn, trước hiên…
Cây Lan Ý
Lan Ý là một trong những loài cây ra hoa hiếm hoi. Hoa Lan Ý có màu trắng, căng phồng lên tựa như một cánh buồm. Lá cây nhìn xanh mướt, rất đẹp mắt. Cây có công dụng thải lọc khí độc cực tốt, giúp loại bỏ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, CO2, amoniac… có trong không khí nhà bạn.
Cây dương xỉ
Những năm gần đây, dương xỉ đã dần trở thành một loại cây cảnh được ưa thích. Vốn chỉ là loài cây mọc dại, không cần đất hay nhiều ánh sáng, nó chỉ cần có độ ẩm đủ cao là cây đã có thể phát triển xanh tốt.
Cây dương xỉ có kích thước nhỏ, khá thích hợp để bàn làm việc, có chức năng lọc độc trong không khí.
Cây kim tiền
Cây kim tiền mang ý nghĩa mang đến sự may mắn, tiền tài và phú quý cho gia chủ. Công dụng của cây kim tiền là để trang trí tạo ra không gian xanh, điều hòa không khí trong lành hơn.
Vị trí đặt cây thích hợp là ở phòng khách, bàn tiếp khách, sảnh công ty…
Cây dây nhện
Nghe tên có vẻ không được “dễ thương” nhưng cây dây nhện lại có một vẻ đẹp khá ấn tượng với những lá dài màu gân lá nổi bật. Cây dây nhện có khả năng quang hợp mạnh mẽ trong tình trạng ánh sáng tối thiểu, nên rất thích hợp để trồng trong nhà. Một chậu cây cỡ vừa là đủ cho căn phòng 200m2, khả năng lọc không khí của cây cũng được đánh giá cao.
Cách chăm sóc cây trồng trong nhà luôn xanh tốt
Đa số những loại cây trồng trong nhà đều rất dễ trồng và không cần quá nhiều sự chăm sóc.
Bạn nên đặt cây ở những vị trí gần cửa sổ hoặc có ánh sáng chiếu tới. Nếu cây đặt trong bóng râm thì cuối tuần bạn nên mang cây ra ngoài ánh sáng, để cây có thể quang hợp, lấy chất dinh dưỡng.
Bạn nên tưới cây cách ngày hoặc 2 lần/tuần với một lượng nước vừa phải, đủ để làm ẩm đất. Nếu vào mùa mưa và mùa lạnh thì 1-2 tháng tưới 1 lần là đủ.
Ngoài ra, mỗi loại cây cũng có những yêu cầu khác nhau hoặc phụ thuộc thói quen chăm sóc của từng cửa hàng. Khi mua cây trồng, bạn có thể hỏi thêm người bán hàng cũng như tìm hiểu trên mạng xem cây có phù hợp với mình hay không.