Nhiều người thích trồng cây cảnh thường ra cửa hàng hoặc nhà vườn tậu cho mình 1 chậu cây về trồng trong nhà mà không tìm hiểu kỹ đặc điểm sinh trưởng và cách chăm sóc cây. Điều này khiến cho cây nhanh chết hơn, kể cả những loại cây dễ trồng. Sau đây, Nhựa Sài Gòn sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Tóm tắt nội dung
Tác dụng của việc trồng cây cảnh trong nhà
Các chất ô nhiễm trong nhà đến từ khói, bụi, vi khuẩn, thảm, sợi hay các loại hóa chất khác. Và cây cảnh trồng trong nhà phần nào có thể loại bỏ được những khí độc hại đó. Một số cây cảnh có cơ chế sinh học ngược CAM còn hấp thụ cacbonic và cung cấp O2 cả ngày lẫn đêm cho con người, cải thiện giấc ngủ cho chúng ta.
Bên cạnh việc thanh lọc không khí, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trồng cây cảnh trong nhà có tác động tích cực đến quá trình suy nghĩ tâm lý của chúng ta, nó giúp tăng khả năng nhận thức, suy luận và cải thiện các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, rất nhiều người ưa chuộng trồng cây cảnh trong nhà bởi ý nghĩa phong thủy từ cây. Từ các loại cây xua đuổi bùa chú, trừ tà như Lưỡi Hổ, Thiết Mộc Lan, đến các cây mang lại êm ấm, hòa thuận, bình yên như Ngũ Gia Bì, Lan Ý; rồi các cây giúp gia chủ có thêm tiền tài phú quý như Kim Tiền, Kim Ngân hay thành công đỗ đạt thăng tiến như Trạng Nguyên, Hồng Môn.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh trong nhà
Đảm bảo cây có đủ ánh sáng để phát triển
Để chăm sóc cây cảnh trong nhà, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đến ánh sáng. Vậy ánh sáng nào phù hợp để giúp cây phát triển? Tùy vào từng đặc điểm mỗi loại cây sẽ có lượng ánh sáng khác nhau, có những loại cây chịu được ánh sáng thấp nhưng có cây cần ánh sáng tự nhiên mới phát triển được.
Dù là cây có khả năng chịu ánh sáng thấp hay cao thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển. Nếu bạn đặt cây cảnh trong phòng khách, bạn nên đảm bảo đặt cây tại vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng hoặc bạn nên để cây phơi nắng 2-3 giờ mỗi tuần để cây phát triển tự nhiên.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn sử dụng thêm ánh sáng phát ra từ loại đèn giống như ánh sáng mặt trời nên cây có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài, cây sẽ phát triển tốt hơn.
Xem thêm:
Cung cấp đủ nước cho cây
Điều quan trọng nhất trong chăm sóc cây cảnh trong nhà là cung cấp đủ lượng nước cho cây. Để làm được điều này, người trồng cần nắm vững đặc tính của cây cảnh là cây thích ẩm ướt hay chịu hạn. Cây ưa ẩm cần lượng nước nhiều hơn, các cây mọng nước thì phải tưới nước cách nhau và giữ đất khô thoáng.
Bạn có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt đất trong chậu, nếu đất trở nhạt màu hoặc hơi nứt thì hãy tưới nước. Bạn cũng có thể dùng tay ấn vào trong đất cảm nhận độ khô để kịp thời cung cấp nước cho cây. Hãy sử dụng nước sạch, không nhiễm mặn nhiễm phèn hay axit. Ngoài ra, nước cần ở nhiệt độ thường, không dùng nước lạnh hay nước nóng để tưới cho cây.

Cây thiếu nước, lá sẽ chuyển vàng hoặc chuyển nâu, khô khốc không có sức sống và phát triển chậm. Còn với cây thiếu nước thì lại úng nhũn, hư thối. Để có thể tưới đủ nước mà không gây ứ đọng, bạn cần chọn chậu cây có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Hãy ghi nhớ rằng, các chậu trồng từ vật liệu như nhựa, kim loại và thủy tinh sẽ gần như không hấp thụ được nước như gốm hoặc đất sét. Do đó, nếu trồng cây ưa khô hạn như Xương Rồng, Sen Đá thì chậu đất nung là tốt nhất.
Tránh di chuyển cây trong nhà quá nhiều
Ai cũng vậy, đều cần có thời gian để thích nghi với điều kiện mới và nếu thay đổi quá đột ngột thì dễ bị sốc phản vệ. Thực vật cây cối cũng vậy, nên tránh sự di chuyển thường xuyên, nhất là từ trong bóng tối mang ra nơi có ánh nắng gắt. Ngoài đó, tránh việc cây đang phơi nắng mà tưới nước. Muốn tăng, giảm nhiệt độ, ánh sáng tác động lên cây đều cần làm từ từ.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây
Lượng phân bón cho cây cảnh khi trồng trong nhà phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón quá nhiều, cây phát triển quá mức, làm mất dáng và phá thế, thậm chí còn làm chết cây.
Còn nếu bón quá ít sẽ khiến cây thiếu dưỡng chất, khó phát triển và làm chết cành. Vì thế, cách tốt nhất là khoảng nửa tháng hãy bón phân cho cây 1 lần, tỷ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
Cây cảnh trong nhà nên hạn chế thuốc trừ sâu vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Vì vậy, nếu cây có biểu hiện sâu bệnh, điều đầu tiên là dùng cồn để lau sạch lá và gốc, sau đó mới sử dụng các loại thuốc hữu cơ để trừ sâu bệnh.

Tăng độ ẩm trong phòng
Không khí khô có thể tốt cho một số loại cây chịu hạn như xương rồng, nhưng hầu hết các loại cây cảnh trồng trong nhà đều cần độ ẩm. Bạn có thể mua một máy làm ẩm phòng với một màn sương mát mẻ và đảm bảo nó đủ gần để cung cấp độ ẩm trong không khí cho cây, nhưng không làm cho tán lá hoặc hoa bị ướt.
Có một cách làm khác đó là sử dụng chai xịt phun sương cho cây mỗi ngày để chúng có thể độ ẩm. Trồng các chậu cây gần nhau cũng làm cho chúng tự gia tăng độ ẩm trong không khí để cung cấp qua lại lẫn nhau.
Thường xuyên cắt tỉa, vệ sinh cây cảnh
Khi chăm sóc cây cảnh trong nhà, bạn nên lưu ý cắt tỉa cây thường xuyên. Hãy xén bớt rễ để rễ không phát triển vượt trội so với chậu làm nứt vỡ chậu. Cắt tỉa cành lá rậm rạp hoặc héo úa giúp cây được sạch sẽ, thanh thoát và tránh được lũ sâu bọ côn trùng trú ngụ.
Với việc cắt tỉa, hãy chú ý dùng vải mềm lau sạch lá bám bụi bẩn (bởi cây lọc không khí) để cây luôn tươi xanh và phát triển tốt hơn.

Bảo vệ cây khỏi những tác nhân nguy hiểm
Cây cảnh trong nhà tiềm ẩn nguy hiểm bởi sự tấn công của thú cưng hoặc trẻ nhỏ. Nhiều con vật như chó, mèo hay gặm lá cây hoặc cào cấu đất trồng , làm ngã đổ cây. Còn trẻ nhỏ thường dùng kéo hoặc tay cắt, bẻ cành lá. Khi trồng cây cảnh trong nhà bạn cần lưu ý bảo vệ cây khỏi những đối tượng này.
Trên đây là một số cách chăm sóc cây cảnh trong nhà mà Nhựa Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực cây xanh thì có thể nhờ hỗ trợ từ các công ty dịch vụ cây xanh hiện nay.