CIF Là Gì? Giá CIF Là Gì? Tầm Quan Trọng Của CIF Trong Ngoại Thương

Trong các điều khoản thương mại Quốc tế Incoterms, bên cạnh điều kiện FOB thì CIF cũng là một trong những điều khoản giao hàng được sử dụng nhiều nhất. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về điều kiện giao hàng CIF là gì nhé!

Tóm tắt nội dung

CIF là gì?

CIF trong tiếng Anh có tên đầy đủ là Cost, Insurance and Freight, có nghĩa là tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí. Đối với hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện CIF, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng hóa được sắp xếp lên boong tàu tại cảng xếp. 

Khác với FOB, chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm đến cảng dỡ hàng sẽ do người bán chịu.

điều kiện cif

Địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua ở cảng xếp hàng. Trong hợp đồng ngoại thương CIF, người bán chỉ đứng ra mua hộ bảo hiểm và trả các chi phí vận chuyển thay cho người mua. Vì thế, nếu xảy ra sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển, người mua sẽ là người đứng ra làm việc với bên bảo hiểm.

Điểm chuyển giao chi phí sẽ ở cảng dỡ hàng, khi hàng hóa được giao an toàn tới cảng đến thì người bán mới hết trách nhiệm về chi phí vận chuyển. 

Giá CIF là gì?

Giá CIF là giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, có nghĩa là bên bán sẽ chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng người mua an toàn theo quy định.

Giá CIF và giá FOB là hình thức biểu hiện của giá quốc tế theo điều kiện mua bán hàng hóa.

CIF = FOB + I + F (trong đó, I – Insurance là Chi phí bảo hiểm quốc tế của hàng hóa và F – Freight là Cước phí vận chuyển)

Trách nhiệm của người mua và người bán trong CIF

Khi đã hiểu khái niệm CIF là gì, chúng ta có thể thấy rõ ngay vai trò và trách nhiệm của các bên khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản này.

Trách nhiệm của người bán trong hợp đồng CIF

  • Vận chuyển hàng từ kho ra tới cảng và sắp xếp hàng hóa lên tàu
  • Mua bảo hiểm hàng hóa ở mức tối thiểu
  • Tìm và thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa
  • Chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho đến cảng xếp
  • Làm thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hóa
  • Cung cấp thông tin hàng hóa, chứng từ hàng hóa cho bên bán
  • Thông báo cho bên mua khi hàng đã lên tàu và gửi đi

giá cif là gì

Trách nhiệm của người mua trong hợp đồng CIF

  • Làm thủ tục thông quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hóa
  • Nhận hàng tại cảng dỡ
  • Sau khi hàng được xếp hết lên tàu chở hàng, trách nhiệm sẽ thuộc về người mua
  • Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng cho người bán
  • Chịu các chi phí local tại cảng dỡ hay các chi phí vận chuyển phát sinh từ cảng dỡ về kho người mua
  • Xác định chính xác địa điểm thông tin cảng dỡ cho bên bán

Khi nào nên dùng điều kiện CIF, FOB?

Có lẽ đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra trong các giao dịch thương mại. Mỗi điều khoản sẽ có 1 mức độ ảnh hướng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Khi nào nên sử dụng CIF?

  • CIF là 1 điều kiện có lợi dành cho những doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ có lượng hàng hóa ít. 
  • Trong điều khoản CIF, trách nhiệm của người mua sẽ cao hơn người bán nhưng về mặt chi phí thì người mua phải chịu ít hơn do người bán đã chịu các chi phí cước biển.
  • CIF khiến người mua tốn nhiều tiền hơn bởi người bán là người làm việc trực tiếp với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như 1 cách kiếm thêm lợi nhuận.
  • Khi lượng hàng hóa nhiều, người mua có thể gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát. Vì người bán không còn trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên tàu nên nếu gặp sự cố trong quá trình vận chuyển, người bán có thể không xử lý kịp thời.

điều kiện cif là gì

Khi nào nên sử dụng FOB?

  • Điều khoản FOB dành cho những người đã quá quen thuộc với thương mại quốc tế
  • Người mua có đại lý giao nhận quen thuộc tại cảng xếp
  • Người mua sẽ có được giá cước tốt cho mỗi chuyến hàng, họ hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận từ các dịch vụ vận chuyển hàng hóa. 
  • Điều khoản FOB giúp người mua nắm được chính xác thông tin và xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh

Điều khoản FOB và CIF đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Bạn nên cân đối để lựa chọn sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 

Hy vọng bài viết trên của Nhựa Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn định nghĩa CIF là gì cũng như các kiến thức căn bản khi thực hiện các hợp đồng ngoại thương theo điều khoản dạng này.

Ngoài ra, pallet nhựa mang đến nhiều ứng dụng tuyệt vời trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong kho, cảng, container. Giá pallet nhựa thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều doanh nghiệp, từ đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ được đẩy mạnh và thuận lợi hơn. Nhựa Sài Gòn sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng 24/7 nên hãy liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline: 0971.245.088 để được tư vấn miễn phí!