Có Nên Mua Xe Nâng Điện Không? Ưu Và Nhược Điểm Của Nó

Công nghệ ngày càng phát triển, bàn tay con người dần được thay thế bằng máy móc. Thay vì phải nâng từng lô hàng trên vai thì giờ đây đã có chiếc xe nâng điện giúp chúng ta vận chuyển, nâng đỡ hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vậy có nên mua xe nâng điện không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Cấu tạo của xe nâng điện

Để trả lời cho câu hỏi Có nên mua xe nâng điện không? thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và chức năng vận hành của nó. 

Có nên mua xe nâng điện không

Các bộ phận chính của xe nâng điện

Cấu trúc của xe nâng điện cũng tương tự như các dòng xe nâng khác. Xe được thiết kế với nhiều kiểu dáng, chủng loại đa dạng, phục vụ đáp ứng cho nhiều loại mục đích công việc khác nhau. Trên thị trường Việt Nam, xe nâng điện có 3 loại phổ biến nhất đó là: Xe nâng điện đứng lái, ngồi lái và xe mini.

  • Khung nâng: Đây là bộ phận nâng đỡ thân xe, càng nâng và đồng thời cũng là nơi để bình nhiên liệu của xe. Để đảm bảo tính an toàn thì khung xe luôn được làm bằng vật liệu rất chắc chắn.
  • Giá nâng: Gồm thép và vòng bi. Thép chịu được lực lớn, còn vòng bi có độ chính xác tuyệt đối, đảm bảo cho quá trình nâng hàng diễn ra thuận lợi.
  • Càng nây: Là nơi để đặt hàng hóa. Càng nâng có một bộ phận cố định thanh đỡ đầu xi lanh để khi piston đi lên sẽ kéo luôn đầu trên của xi lanh đi lên theo.
  • Đối trọng: Giúp giữ cân bằng cho xe khi di chuyển, nâng hạ hàng hóa. Đối với xe nâng điện thì bình ắc quy được bố trí phía sau đảm nhiệm chức năng cân bằng.
  • Mui xe: Được làm bằng kim loại, có tác dụng chính là bảo vệ người lái dưới tác động bên ngoài.

Có nên mua xe nâng điện không

Hệ thống điều khiển của xe

Khi điều khiển xe, dù là loại xe gì cũng cần có những yếu tố sau đây để có thể tạo ra một hệ điều khiển chất lượng chuẩn mực. Xe nâng điện cũng thế, nó cần phải được tích hợp nhiều hệ thống khác nhau để cấu tạo nên một hệ điều hành vững chắc giúp xe hoạt động trơn tru, mượt mà.

  • Động cơ điện: được tích hợp bên trong xe, chúng là một hệ thống motor khép kín. Tùy vào loại model mà sẽ trang bị motor tương ứng.
  • Hệ thống ga điều khiển: hoạt động nhờ vào cảm biến từ và hệ thống bo mạch điều khiển phía bên trong xe
  • Bo mạch điều khiển: Là chip điện tử bắt và truyền các tín hiệu từ tay người điều khiển xe tới các bộ phận nâng hạ, di chuyển
  • Hệ thống bánh: Tùy theo từng model khác nhau mà hệ thống bánh cũng sẽ có sự khác nhau về kích thước và chất liệu. Chất liệu của chúng gồm nhựa, PU, cao su. Bánh được phân thành bánh tải và bánh lái riêng biệt.

Có nên mua xe nâng điện hay không?

Ưu điểm xe nâng điện

  • Nguồn động lực sạch sẽ, không gây tiếng ồn khi làm việc giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động không ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, phù hợp với môi trường trong nhà máy thực phẩm, kho đông lạnh, nhà máy linh kiện điện tử…
  • Kích thước của xe nâng điện nhỏ hơn xe gắn động cơ đốt trong. Từ đó giúp cho xe nâng điện có thể tạo ra các loại xe nâng điện cho giá kệ hẹp và cao như dòng Reach Truck, các dòng nâng tay nhỏ gọn như Pallet Truck…
Ưu điểm xe nâng điện
Ưu điểm xe nâng điện

Nhược điểm xe nâng điện

  • Giá thành đầu tư ban đầu cao hơn nhiều so với một xe nâng dầu, xe nâng xăng hay xe nâng khí gas. 
  • Chi phí sửa chữa cũng tốn kém hơn so với xe nâng động cơ đốt trong
  • Khả năng làm việc liên tục, quá tải trong thời gian dài không bằng so với xe động cơ đốt trong
  • Kén môi trường làm việc, xe không thể làm việc trong môi trường ngoài trời, hoặc chỉ là một bãi tập kết vật liệu có đường đi gồ ghề khấp khểnh, nó có thể ảnh hưởng tới độ bền của xe trong quá trình sử dụng 
  • Khả năng mất giá khi bạn có ý định sang nhượng lại xe nâng sau một thời gian sử dụng, xe nâng điện sẽ mất giá nhiều hơn so với xe nâng động cơ đốt trong khi bạn muốn thanh lý sau một thời gian sử dụng.

Xem thêm:

Lưu ý khi lựa chọn xe nâng điện

  • Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Một địa chỉ uy tín sẽ giúp bạn chọn được xe nâng điện tốt, giá rẻ, lại có cơ chế bảo hành cao; ngoài ra còn được hỗ trợ sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng nhanh chóng, giá tốt…
  • Vì xe nâng dùng ắc quy nên thời gian sử dụng không được dài, kể cả khi không dùng thì bình vẫn sẽ bị sụt điện 3% 1 tháng.  Vậy nên, nếu có thời gian thì bạn có thể đợi để công ty đặt hàng về thì ắc quy mới sẽ đảm bảo chất lượng hơn. Nếu không sử dụng ắc quy trong thời gian dài, bạn vẫn nên sạc bổ sung cho ắc quy để giữ ắc quy được bền hơn.
Lưu ý khi lựa chọn xe nâng điện
Lưu ý khi lựa chọn xe nâng điện
  • Kiểm tra mức độ dung dịch trong bình để đảm bảo mực nước và nồng độ luôn ở trạng thái tốt nhất. Nếu xe nâng điện có ắc quy kín thì bạn có thể kiểm tra qua mắt chỉ thị. Ắc quy có màu xanh nhạt là bình tốt và đầy; ngược lại nếu có màu đỏ thì là bình yếu.
  • Cần chú ý đến cáp nối, cọc bình để tránh trường hợp rò rỉ điện gây sụt áp, chập, cháy ắc quy. Khi nhìn thấy dấu hiệu bình ắc quy bị nứt thì bạn không nên chọn xe nâng đó nữa.

Từ những phân tích chung về ưu nhược điểm của xe nâng điện phía trên, chúng ta có thể nhận ra rằng nếu môi trường sản xuất không bắt buộc yêu cầu phải dùng xe nâng điện hoặc các nhà kho hẹp sạch sẽ bắt buộc dùng xe nâng điện Reach Truck và Pallet Truck thì lựa chọn xe nâng dùng động cơ đốt trong sẽ là lựa chọn phù hợp hơn rất nhiều so với xe nâng điện.