Mặc dù ăn cua đồng nhiều thế nhưng có thể bạn vẫn còn thắc mắc cua đồng có phải hải sản không. Bên cạnh đó, rất nhiều người cũng quan tâm đến câu hỏi: Thủy sản và hải sản có giống nhau không? Làm thế nào để phân biệt được thủy, hải sản? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn.
Tóm tắt nội dung
Cách phân biệt hải sản và thủy sản
Để biết được cua đồng có phải hải sản không, bạn phải nắm rõ khái niệm về hải sản cũng như thủy sản. Những thông tin dưới đây chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều này:
Tìm hiểu về hải sản
Hải sản còn được gọi với cái tên quen thuộc là đồ biển. Nói một cách ngắn gọn thì đây là từ được dùng để chỉ các loài sinh vật sống hoặc được nuôi trồng và đánh bắt ở biển. Chẳng hạn như cá biển, động vật giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai và các loại động vật thủy sinh khác.
Hải sản có thể được sử dụng với mục đích thương mại hoặc dùng để chế biến thành các món ăn. Khi chế biến thành thức ăn, hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người.
Thủy sản là gì?
Thủy sản là các loại động, thực vật sống ở môi trường nước. Trong khi hải sản là những sinh vật sống hoặc đánh bắt ở biển, thủy sản có quy mô rộng hơn, bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong môi trường nước. Chúng có thể được con người nuôi trồng, khai thác và thu hoạch nhằm làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Hiện nay hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá đang chiếm phần lớn trong khai thác thủy sản. Việc nuôi trồng thủy sản có tầm quan trọng đối với đời sống nhân dân và sự phát triển của cả nước.
Dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn, môi trường sống và khí hậu, thủy sản được chia thành 5 loại sau:
- Nhóm cá: cá nước ngọt hoặc cá nước lợ.
- Nhóm giáp xác: Thường thấy nhất hiện nay là nhóm giáp xác 10 chân với một số thủy sản quen thuộc như tôm càng xanh, tôm sú, tôm đất, cua biển.
- Nhóm động vật thân mềm: Bao gồm các loại vỏ vôi, trong đó nhóm 2 mảnh vỏ chiếm số lượng lớn. Đa số sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt.
- Nhóm rong: Phổ biến là các loại có kích thước nhỏ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài có kích thước lớn, chẳng hạn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,…
- Nhóm bò sát và lưỡng cư: Nhóm bò sát là các loại động vật bốn chân có màng ối, chẳng hạn như cá sấu. Trong khi đó, lưỡng cư là loài có thể sống dưới nước và trên cạn, được nuôi với mục đích lấy thịt, ví dụ như ếch.
Làm thế nào để phân biệt hải sản và thủy sản?
Đọc đến đây hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao thủy sản cũng có nhiều loài sống ở biển mà không được gọi là hải sản? Xin thưa, thủy sản là tên gọi chung của những sinh vật sinh sống hoặc được đánh bắt trong môi trường nước. Tức là những sinh vật nào sống ở các môi trường nước (ao, sông, hồ, biển,…) thì đều được gọi là thủy sản.
Bên cạnh đó, thủy sản không chỉ được dùng với mục đích chế biến thức ăn mà nó còn được sử dụng để làm vật dụng trang trí hay thời trang, chẳng hạn như da cá sấu. Như vậy, chỉ khi nào những sinh vật được nuôi hoặc đánh bắt dưới biển thì mới được gọi chúng vừa là thủy sản, vừa là hải sản.
Cua đồng có phải hải sản không?

Cua đồng là một món ăn bổ dưỡng và quen thuộc đối với vùng quê Việt Nam. Chúng được sử dụng làm canh với công dụng giải nhiệt, dễ tiêu hóa, vừa hấp dẫn lại vừa có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong đông y người ta còn dùng cua đồng để làm thuốc bởi cua có tính hàn, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương, trị nhiệt, trị ghẻ lở.
Tuy nhiên nếu hỏi cua đồng có phải hải sản không thì xin thưa, cua đồng không phải hải sản. Bởi chúng không sinh sống hay đánh bắt dưới biển, do đó chỉ được xem là thủy sản.
Một số lưu ý khi ăn cua đồng

Như đã đề cập qua phía trên, cua đồng vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng. Thế nhưng không phải ai cũng hợp với cua đồng. Dưới đây là một số trường hợp tránh nên ăn cua đồng:
- Người bị cảm lạnh, tiêu chảy: Vì cua có tính hàn nên những người đang bị cảm lạnh, đau dạ dày hay tiêu chảy tránh ăn cua đồng. Nguyên nhân là vì việc ăn cua có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Người có tiền sử về huyết áp và tim mạch: Trong gạch cua có chứa một lượng cholesterol cao, điều này gây ảnh hưởng xấu đối với những người có bệnh về tim mạch hoặc huyết áp.
- Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai, đặc biệt là đang mang thai những tháng đầu tránh nên ăn cua đồng. Nguyên nhân bởi vì cua đồng có chứa lượng nhỏ độc tính không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời tính hàn của cua dễ gây đau bụng, ăn với số lượng nhiều có thể dẫn đến sảy thai.
Lời kết
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn người đọc đã hiểu rõ cua đồng có phải hải sản không. Nhựa Sài Gòn không chỉ cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc mà còn là đơn vị sỉ lẻ nhựa công nghiệp uy tín hiện nay. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về thùng rác nhựa – best seller tại đơn vị.