Đấu Thầu Quốc Tế Là Gì? Đặc Điểm Của Đấu Thầu Quốc Tế

Với sự mở rộng trong kinh doanh và mở rộng hợp tác, đấu thầu đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngoài các hình thức đấu thầu truyền thống thì đấu thầu quốc tế đang được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong lĩnh vực hàng hóa. Vậy đấu thầu quốc tế là gì? Nội dung trong đấu thầu quốc tế ra sao? Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu nhé!

Tóm tắt nội dung

Đấu thầu quốc tế là gì?

Trước khi tìm hiểu về đấu thầu quốc tế là gì, hãy cùng hiểu về khái niệm đấu thầu. Theo khoản 12, điều 4, Luật đấu thầu năm 2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở công bằng, minh bạch, đảm bảo cạnh tranh và có hiệu quả kinh tế.

Theo khoản 14, điều 4, Luật đấu thầu năm 2013: Đấu thầu quốc tế là hình thức đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước và nước người được tham dự thầu.

đấu thầu quốc tế là gì

Đặc điểm của đấu thầu quốc tế

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, nó thể hiện ở các khía cạnh:

  • Trên thị trường chỉ có một người mua và nhiều người bán
  • Đấu thầu quốc tế thực hiện theo những điều kiện quy định trước
  • Xác định thời gian và địa điểm mở đấu thầu

Hàng hóa đấu thầu là hàng hóa vô hình hoặc hữu hình và thường có khối lượng lớn, quy cách phức tạp và có giá trị cao.

Đấu thầu quốc tế thực hiện trên cơ sở tự do cạnh tranh trong điều kiện tuân thủ các quy định của đấu thầu.

Ngoài ra, đấu thầu quốc tế bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện về mặt pháp lý, việc vay và việc sử dụng vốn.

Nội dung của đấu thầu quốc tế là gì?

Chủ thể tham gia đấu thầu

  • Bên bán (bên gọi thầu): là chủ đầu tư hoặc tổ chức có chuyên môn, đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật đấu thầu.
  • Bên mua (bên nhà thầu): là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu cần phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.

nội dung đấu thầu quốc tế là gì

Theo quy định tại khoản 34, 35 điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, nhà thầu có thể phân loại thành nhà thầu chính và nhà thầu phụ.

  • Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký kết thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc là thành viên của nhà thầu liên danh.
  • Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ thực hiện các công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất.
  • Các đối tượng tham gia gián tiếp: Cơ quan thanh tra, giám sát, kiểm tra; tổ chức, công ty kiểm toán độc lập; công luận, các cơ quan báo chí; sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát…

Dựa theo quốc tịch có thể phân loại thành nhà thầu Việt Nam (nhà thầu trong nước) và nhà thầu nước ngoài.

Đấu thầu quốc tế tổ chức khi nào?

Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn ra nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Nhà tài trợ vốn cho gói thầu yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế
  • Đấu thầu hàng hóa mà hàng hóa đó không sản xuất được trong nước hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và giá cả. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam sẽ không được đưa ra để đấu thầu quốc tế.
  • Đấu thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hơn mà nhà thầu ở trong nước không có khả năng thực hiện gói thầu.
  • Đấu thầu quốc tế với những dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

đặc điểm đấu thầu quốc tế

Đánh giá về tình hình đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay

Luật đấu thầu 2013 ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của Luật đấu thầu năm 2005 về nhiều mặt, giản đơn các thủ tục quy định đã góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư một cách minh bạch, rõ ràng và xây dựng niềm tin của nhà đầu tư với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật đấu thầu 2013 về đấu thầu quốc tế còn tồn động nhiều hạn chế như:

  • Tính công khai minh bạch rõ ràng trong hoạt động đấu thầu quốc tế còn hạn chế, các nhà thầu nước ngoài khó tiếp cận thông tin đấu thầu một cách nhanh chóng.
  • Nhà thầu nước ngoài trúng thầu nhưng không đảm bảo đúng năng lực để thực hiện gói thầu
  • Tình trạng giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt trên dự toán được phê duyệt, phát sinh ngày càng nhiều

tình hình đấu thầu quốc tế

Hiện nay, việc đánh giá và thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu sẽ dựa vào những tiêu chí trong hồ sơ mời thầu. Dù các tiêu chí này đã được xây dựng trên cơ sở các quy định yêu cầu tối thiểu về năng lực nhà thầu nhưng việc áp dụng vào thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn. 

Trên thực tế có trường hợp giá đề nghị trúng thầu của nhà thầu vượt trên giá dự toán được duyệt. Và sau khi thẩm định, đánh giá, bên mời thầu đã báo cáo nhà tài trợ và được chấp thuận theo quy định của Luật đấu thầu nhưng nó lại không phù hợp và sau khi kiểm tra kiểm toán phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đấu thầu quốc tế là gì. Hy vọng nó sẽ giúp ích dành cho bạn. 

Và nếu khách hàng có nhu cầu mua pallet nhựa để kê lưu trữ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn ngay nhé!