Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp công nghệ cao là gì, được hỗ trợ như thế nào, tiêu chí đánh giá ra sao?” là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Để giải đáp những thắc mắc trên, Nhựa Sài Gòn đã tổng hợp những thông tin bổ ích sau:

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu doanh nghiệp công nghệ cao là gì?

Doanh nghiệp công nghệ cao tạo ra các sản phẩm công nghệ cao
Doanh nghiệp công nghệ cao tạo ra các sản phẩm công nghệ cao

Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm, cung ứng dịch vụ hoặc có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Trong đó, công nghệ cao là công nghệ có sự nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, được tích hợp từ các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại.

Công nghệ cao sẽ làm sản sinh ra các sản phẩm có những tính năng siêu việt, có chất lượng, giá trị cao, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, công nghệ cao còn giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ đó.

Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao mới nhất 2024

Một doanh nghiệp để được xem là doanh nghiệp công nghệ cao cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Sản phẩm sản xuất

Công ty, tổ chức cần sản xuất các sản phẩm công nghệ cao có tên trong Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Danh mục này được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm một số sản phẩm như:

  • Hệ thống, thiết bị hoặc phần mềm có chức năng phân tích, nhận dạng, dự báo,… dựa vào trí tuệ nhân tạo.
  • Các thiết bị, sản phẩm tích hợp loT và dịch vụ nền tảng IoT.
  • Thiết bị, phần mềm, ứng dụng bảo đảm an ninh, an toàn mạng và an toàn thông tin.
  • Thiết bị, hệ thống có khả năng định vị toàn cầu.
  • Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm công nghệ cao khác.

Áp dụng tiêu chuẩn

Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật
Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu kỹ thuật

Các doanh nghiệp công nghệ cao cần áp dụng các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đúng với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Trong trường hợp chuyên ngành chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, doanh nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế.

Yêu cầu về doanh thu

Doanh thu mà doanh nghiệp nhận được từ các sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% tổng doanh thu thuần hàng năm. 

Tỷ lệ chi phí

Tỷ lệ tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ tính cả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, tổng chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển. Ngoài ra còn bao gồm chi phí cho các hoạt động đào tạo, phí bản quyền, phí đăng ký công nhận,…

Tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp mà tỷ lệ tổng chi phí tính trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào hàng năm phải đảm bảo:

  • Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng lao động trên 3.000 người thì tỷ lệ tổng chi phí phải đạt ít nhất 0,5%.
  • Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người phải đạt ít nhất 1%.
  • Nếu doanh nghiệp không thuộc 2 trường hợp trên phải đảm bảo ít nhất 2%.

Tỷ lệ lao động

Tỷ lệ lao động phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên
Tỷ lệ lao động phải có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên

Doanh nghiệp cần đáp ứng được tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Đồng thời:

  • Nếu doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động trên 3.000 người, tỷ lệ lao động trình độ cao phải đạt ít nhất 1%.
  • Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người cần đảm bảo tỷ lệ lao động đạt ít nhất 2,5%.
  • Nếu doanh nghiệp không thuộc 2 trường hợp trên cần đảm bảo đạt ít nhất 5%.

Xem thêm các bài viết hay về công nghệ cao

Doanh nghiệp với công nghệ cao nhận ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?

Doanh nghiệp công nghệ cao là điều mà rất nhiều doanh nghiệp muốn hướng đến. Bởi lẽ các doanh nghiệp thuộc diện này sẽ nhận được những ưu đãi và hỗ trợ như sau:

  • Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về các nội dung như đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…
  • Có cơ hội nhận được hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ các chương trình của quốc gia.

Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp có công nghệ cao

Giấy chứng nhận là giấy tờ pháp lý công nhận doanh nghiệp công nghệ cao và được thực hiện theo trình tự, thủ tục dưới đây:

  • Chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đề nghị công nhận theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra cần có bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy liên quan và một bản thuyết minh cho thấy doanh nghiệp đủ tiêu chí công nghệ cao.
  • Sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ lấy ý kiến của các bên liên quan.
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa ổn, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi công văn yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện. Trong vòng 10 ngày nhận được công văn, doanh nghiệp cần bổ sung, sửa chữa và gửi lại cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Trong 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận, Bộ cần thông báo lý do bằng văn bản một cách rõ ràng.

Lời kết

Để nhận được giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp cần đáp ứng được 5 tiêu chí đã kể trên. Mong rằng những thông tin trên đây của Nhựa Sài Gòn sẽ giúp ích cho bạn đọc.