Tìm hiểu về đóng gói hàng hóa và các quy định liên quan

Quá trình đóng gói hàng hóa có vai trò rất lớn, bởi nó đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng và giữ nguyên chất lượng đến tay người mua. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đóng gói sản phẩm một cách đạt chuẩn. Chính vì vậy, trong bài viết này Nhựa Sài Gòn đã tổng hợp các thông tin liên quan đến đóng gói sản phẩm để giúp người đọc hiểu rõ hơn.

Block Packaging GIF by Artecarta Italia

Tóm tắt nội dung

Bạn đã biết đóng gói hàng hóa là gì chưa?

Thực hiện đúng quy cách đóng gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Thực hiện đúng quy cách đóng gói để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Đóng gói hàng hóa có cách gọi tiếng anh khác là Packaging. Đây là thuật ngữ để chỉ hoạt động sử dụng các loại vật liệu khác nhau nhằm mục đích chứa và bảo vệ an toàn cho hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa giữ được nguyên chất lượng khi đến tay người sử dụng. Các vật liệu được sử dụng có thể là thùng giấy, mút xốp,… Ngoài ra để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trên đường vận chuyển, người đóng gói có thể cho thêm các vật liệu khác như giấy chống sốc, hạt xốp…

Khi gói hàng, người gói phải đảm bảo thực hiện đúng quy cách đóng gói. Dành cho những bạn chưa biết thì quy cách đóng gói hàng hóa là những quy định, yêu cầu hoặc tiêu chuẩn về việc gói hàng. Những yêu cầu và tiêu chuẩn này được đưa ra sau khi đã tìm hiểu rõ đặc tính sản phẩm cũng như những tác động bên ngoài.

Việc gói hàng hóa theo đúng quy cách sẽ đảm bảo sản phẩm không bị hư hại, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nó còn làm căn cứ để quy chiếu trách nhiệm cho những bên có liên quan trong trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.

Quy định chung về đóng gói hàng hóa

Những quy định cần tuân thủ khi đóng gói sản phẩm
Những quy định cần tuân thủ khi đóng gói sản phẩm

Hàng hóa hiện nay có rất nhiều loại, chẳng hạn như hàng điện tử, hàng đồ gốm,… Tuy nhiên dù thuộc loại nào thì tất cả đều phải tuân thủ những quy định sau:

  • Đóng gói hàng hóa phải thật cẩn thận, có thể chèn thêm các vật liệu khác để giúp sản phẩm chịu được tác động của môi trường cũng như những tác động khi vận chuyển.
  • Sau khi gói hàng xong cần phải niêm phong chắc chắn bằng keo dán. Điều này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt hay thất lạc trên đường vận chuyển.
  • Đối với những loại hàng dễ vỡ, dễ bẩn,… cần đóng gói theo đúng tiêu chuẩn và yêu cầu vận chuyển. Đặc biệt, ở ngoài thùng hàng cần dán cảnh báo.
  • Những loại hàng có hình dạng đặc biệt cần được đóng gói cẩn thận để tránh các cạnh sắc nhọn bị lồi ra.
  • Thùng hàng cần dán đầy đủ các thông tin của người nhận (địa chỉ, tên tuổi, số điện thoại) để tránh bị thất lạc cũng như giao nhầm người.
  • Kích thước thùng hộp phải phù hợp với hàng hóa để việc vận chuyển cũng như xếp hàng sẽ dễ dàng hơn.
  • Thùng, hộp được sử dụng để đựng hàng hóa phải có độ bền và độ dẻo dai cao. Đảm bảo chịu được lực va chạm, kéo, đẩy trong quá trình vận chuyển.

Quy cách đóng gói hàng hóa cụ thể

Bên cạnh việc thực hiện theo các quy định chung đã kể trên thì mỗi nhóm hàng khác nhau còn tuân theo những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

Nhóm hàng hóa điện tử, hàng có giá trị cao

Nên sử dụng các vật liệu chống va đập khi đóng gói hàng điện tử
Nên sử dụng các vật liệu chống va đập khi đóng gói hàng điện tử

Những sản phẩm trong nhóm hàng này thường là máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi,… Điểm chung của các sản phẩm này là dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao hoặc con đường vận chuyển nhiều bấp bênh.

Chính vì vậy, khi đóng gói các loại sản phẩm thuộc nhóm hàng này cần sử dụng các vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp,… Dùng băng keo cố định sản phẩm thật chặt. Cuối cùng, sử dụng thùng carton 3 – 5 lớp bọc bên ngoài.

Nhóm hàng hóa thủy tinh, dễ vỡ

Thủy tinh hay gốm sứ đều là những loại sản phẩm dễ vỡ. Chính vì vậy, đối với mặt hàng này, người gói cần sử dụng túi bóng khí bọc xung quanh sản phẩm tầm 3 – 5 lớp. Sau đó đựng trong thùng carton 5 lớp.

Đừng quên chèn thêm mút, hạt xốp hay tấm bọt khí,… kín cả thùng để đảm bảo chống sốc cho hàng hóa. Từ đó giúp hàng hóa không bị xê chuyển hay bị vỡ trên đường giao đến tay người dùng.

Nhóm hàng mỹ phẩm

Cần kiểm tra nắp vặn của các chai lọ mỹ phẩm thật kỹ trước khi đóng gói (1)
Cần kiểm tra nắp vặn của các chai lọ mỹ phẩm thật kỹ trước khi đóng gói (1)

Mỹ phẩm là nhóm hàng sử dụng trực tiếp trên da. Đồng thời đây còn là những sản phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ. Chính vì vậy, để đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm cũng như không gây kích ứng đến da người dùng, việc đóng gói hàng hóa phải được thực hiện theo những quy cách nhất định.

Cụ thể bao bì sử dụng để đựng sản phẩm phải cứng cáp, chắc chắn. Nên cho thêm các vật liệu chống va đập để duy trì vẻ ngoài cũng như giá trị sử dụng của sản phẩm.

Đối với các mỹ phẩm đựng trong chai lọ thì nên kiểm tra nắp vặn thật kỹ để tránh sản phẩm chảy ra ngoài. Trong trường hợp có nhiều chai lọ thì nên sử dụng giấy carton làm vách ngăn, có thể chèn thêm bọt khí và hạt nở càng tốt. Bên ngoài nên bọc kín giấy để tránh sản phẩm bị xê dịch.

Nhóm hàng văn phòng phẩm

Đối với mặt hàng văn phòng phẩm như  tranh, bản đồ, tạp chí,… người gói nên bọc nilon và đặt trong thùng carton cứng cáp. Nguyên nhân là vì các mặt hàng văn phòng phẩm đều có chung một đặc điểm là dễ rách. Việc đóng gói hàng hóa như này sẽ giảm thiểu được sự hư hại của sản phẩm.

Ngoài ra, sách, báo, tạp chí đều là những sản phẩm nặng. Nên khi đóng gói bạn nên chia sản phẩm vào các thùng có kích thước phù hợp. Không nên dồn quá nhiều vào một thùng bởi điều này vừa gây khó khăn trong di chuyển, vừa dễ rách.

Lời kết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về quy cách đóng gói hàng hóa. Mong rằng với những chia sẻ trên của Nhựa Sài Gòn. Sau khi đóng gói hàng hóa, để các thùng hàng được bảo quản tốt hơn, vận chuyển dễ dàng và thuận tiện, khách hàng có thể tham khảo sử dụng pallet nhựa lót sàn cũ tại nhựa sài gòn với giá chỉ từ 199k giúp tiết kiệm ngân sách tối ưu và bảo quản hàng tốt nhất.