Trong lĩnh vực đầu tư, FDI xuất hiện rất nhiều lần. Thế nhưng không phải ai cũng biết chính xác khái niệm cũng như ý nghĩa của cụm từ này. Chính vì vậy trong bài viết này Nhựa Sài Gòn sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc của người đọc.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra bạn còn có thể gọi cụm từ này với cái tên khác là đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tại khoản 22 điều 3 trong luật đầu tư năm 2020 cho biết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là “tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”. Trong khi đó, WTO – Tổ chức thương mại thế giới lại giải thích cụm từ này là việc một nước nhận đầu tư từ nước khác và có quyền quản lý số đầu tư đó. Lúc đó, mối quan hệ giữa hai nước sẽ là chủ đầu tư và nước thu hút chủ đầu tư.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản Foreign Direct Investment là hình thức đầu tư từ nước ngoài. Bên được nhận đầu tư có thể là một quốc gia hay một doanh nghiệp.
Những đặc điểm nổi bật của FDI
Khi nhắc tới FDI, người ta sẽ nhớ đến những đặc điểm nổi bật sau:
- Lợi nhuận là đặc điểm được nhắc đến đầu tiên bởi đây cũng là mục đích chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vì có liên quan đến vấn đề đầu tư nên lợi nhuận sẽ là mối quan tâm hàng đầu.
- Lợi nhuận của Foreign Direct Investment được hình thành từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận được sự đầu tư. Sự phát triển và thành công của doanh nghiệp sẽ quyết định đến hiệu quả của hình thức đầu tư nước ngoài đó.
- Sự tham gia của các nhà đầu tư: Để có thể tham gia vào các dự án Foreign Direct Investment, nhà đầu tư phải đảm bảo góp đủ tối thiểu số vốn theo yêu cầu của mỗi quốc gia. Quyền can thiệp và quản lý nông hay sâu của nhà đầu tư còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên.
Lợi ích và hạn chế của FDI
FDI mang đến cho những nước nhận đầu tư những lợi ích nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó Foreign Direct Investment cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu về những tác động của hình thức đầu tư nước ngoài cả về tích cực lẫn tiêu cực nhé!
Lợi ích
Những tác động tích cực của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có:
- Đem đến nguồn vốn khổng lồ với tính ổn định cao và thời gian đầu tư kéo dài. Nhờ vậy mà nó có thể giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư ở các doanh nghiệp, từ đó mở ra con đường phát triển cho các doanh nghiệp này.
- Quá trình hoán đổi vốn thường gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Đây đều là những yếu tố có lợi cho doanh nghiệp. Việc tiếp thu những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, có vị thế trên thị trường.
- Là tấm gương sáng để các doanh nghiệp khác noi theo, phát triển sản xuất trong nước. Từ đó tăng cơ hội việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Nhận được đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm tình trạng nợ quốc gia. Kèm theo đó là nền kinh tế của nước đầu tư được phát triển, ngân sách quốc gia tăng trưởng.
Hạn chế
Bên cạnh tích cực, Foreign Direct Investment cũng còn những mặt cần khắc phục:
- Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài cần được quản lý chặt chẽ. Nếu không sẽ gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành hoặc đầu tư theo khu vực, kèm theo đó là rất nhiều hệ lụy khác.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tình trạng du nhập công nghệ “lãng phí”, trở thành “bãi rác” công nghệ, bán rẻ nhân lực,…
- Việc tập trung nguồn lực để đầu tư nước ngoài sẽ khiến các công ty, doanh nghiệp trong nước bị hạn chế nguồn đầu tư. Đồng thời các đối tượng này rất dễ bị tổn hại bởi khó có thể cạnh tranh với các công ty có tiềm lực kinh tế mạnh.
- Việc đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ gặp nhiều rủi ro nếu tình hình chính trị trong các nước nhận sự đầu tư có sự thay đổi.
Các hình thức đầu tư nước ngoài phổ biến
Hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài có 3 hình thức chính, đó là:
- Theo chiều ngang: là hình thức các nhà đầu tư tập trung nguồn vốn để đầu tư vào một công ty nước ngoài cùng ngành. Với hình thức này, công ty mẹ sẽ được mở rộng quy mô kinh doanh và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Theo chiều dọc: là cách các nhà đầu tư góp vốn vào một chuỗi cung ứng, đó có thể là một hoặc nhiều ngành, nghề khác nhau. Khi lựa chọn cách thức đầu tư này, công ty mẹ sẽ được xây dựng về mặt dây chuyền.
- Tập trung: trái ngược hoàn toàn với hai hình thức trên, đây là phương thức đầu tư vào một công ty nước ngoài không cùng ngành, nghề. Thậm chí là khác hoàn toàn lĩnh vực của công ty mẹ.
Lời kết
Với những thông tin mà Nhựa Sài Gòn cung cấp phía trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được phần nào về FDI. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đang rất phổ biến tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước thay đổi, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.