Gạch là vật liệu xây dựng quan trọng trong đời sống. Thế nhưng việc sản xuất gạch thông thường sẽ làm tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống con người. Do đó, để giải quyết vấn đề này, gạch sinh học đã được ra đời. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu xem vật liệu sẽ đem đến những gì cho người sử dụng nhé!
Tóm tắt nội dung
Gạch sinh học là gì?
Nếu những năm gần đây, xu hướng tẩy chay nhựa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Thì các vật liệu sinh học lại được ưa chuộng hơn bởi sự thân thiện, an toàn với sức khỏe người dùng và môi trường.
Gạch sinh học cũng là một vật liệu sinh học, bởi vậy mà sản phẩm rất được ưa chuộng. Vậy gạch từ sinh học là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là một loại vật liệu xây dựng mới, được sản xuất từ việc nuôi cấy các vi sinh vật và tận dụng các vật liệu sinh học khác.
Sự xuất hiện của sản phẩm đã thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống, chẳng hạn như bê tông, thép, kính, gỗ,… Như vậy, so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác thì gạch từ sinh học đã giảm một lượng lớn vật liệu thô trong công đoạn sản xuất. Đây chính là một điểm cộng cực lớn trong tình trạng giá nguyên liệu ngày càng đắt đỏ.
Mặt khác, việc tận dụng các vật liệu sinh học sẽ giúp khắc phục các vấn đề về môi trường và bảo vệ sức khỏe người dùng một cách hiệu quả.
Những lợi ích nổi bật của gạch sinh học
Gạch từ sinh học là một sự lựa chọn lý tưởng cho con người bởi những ưu điểm dưới đây mà nó mang lại:
Giảm lượng khí CO2 thải ra
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được rằng, việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng truyền thống đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Theo bioMason, chỉ riêng năm 2008, có 2,8 tỷ tấn xi măng được sản xuất trên phạm vi toàn cầu cũng tương đương với 2,8 tỷ tấn khí CO2 được thải ra khí quyển.
Đây là một con số rất khủng khiếp. Bởi lẽ trong suốt quá trình sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, từ giai đoạn khai thác vật liệu thô đến việc nung nóng để có được sản phẩm mong muốn đều tiêu tốn năng lượng. Vì lẽ đó nên “40% lượng khí thải CO2 có nguồn gốc từ ngành công nghiệp xây dựng”.
Sự xuất hiện của gạch sinh học đã phần nào khắc phục được tình trạng này. Nguyên nhân bởi vì trong quá trình sản xuất, sản phẩm không phát sinh khí thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt hơn, việc sản xuất vật liệu hoàn toàn có thể tiến hành ở nhiệt độ phòng. Từ đó đẩy hiệu quả giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường một cách tốt nhất.
Ngoài ra nhiều loại gạch từ sinh học được tạo ra từ các vật liệu thừa, rác thải. Điều này đã góp phần tạo ra một môi trường xanh, giảm thiểu các vấn đề xấu về môi trường.
Thời gian sản xuất nhanh, chi phí phù hợp
BioMason cho rằng có một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra môi trường lý tưởng, giúp việc kết hợp các chất dinh dưỡng, khí nitơ và các nguồn canxi diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó tạo thành xi măng tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ không khí thông thường mà thời gian không quá 5 ngày.
Mặt khác, quá trình sản xuất vật liệu có giá thành rẻ, tiềm năng về thành phần cao. Bởi lẽ đó, gạch sinh học ngày càng được ưa chuộng hơn trên thị trường.
Điểm qua một số loại gạch từ sinh học nổi tiếng trên thị trường
Hiện nay, gạch từ sinh học rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên gạch làm từ nước tiểu và xơ mướp là 2 sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
Gạch sinh học từ nước tiểu
Loại gạch từ sinh học đầu tiên xuất hiện trên thế giới chính là gạch nước tiểu. Sản phẩm này được ra đời nhờ sự nghiên cứu của một nhóm sinh viên từ trường đại học Cape Town. Để tạo ra sản phẩm, các bạn trẻ đã thu thập nước tiểu từ các bể tiểu nam và kết hợp cùng với cát và vi khuẩn.
Khi cho vi khuẩn kết hợp với cát sẽ tạo ra một loại enzym có tên urease. Enzym này khi gặp nước tiểu sẽ phân hủy và tạo ra calcium carbonate. Đây là một chất làm cho cát có thể nén dưới bất kỳ hình dạng nào.
Ngay từ khi ra mắt, sản phẩm đã ghi ấn tượng với mọi người bởi cái tên độc lạ, chất lượng tương tự gạch bình thường. Đặc biệt, nếu sản xuất gạch thành công, ta sẽ thu được nitrogen và kali – những chất có thể dùng để làm phân bón chăm sóc cho cây trồng.
Gạch sinh học từ xơ mướp
Bên trong xơ mướp có các lỗ thông khí tự nhiên. Các túi khí này không chỉ đem đến cho xơ mướp độ bền xốp cao, cường độ và tính linh hoạt vừa đủ. Mà chúng còn giúp giảm nhiệt độ cho xơ mướp. Bởi lẽ đó nên xơ mướp được dùng để sản xuất gạch từ sinh học với vai trò là thay thế cốt thép kim loại.
Lời kết
Bằng trí thông minh và sự sáng tạo của con người, ngày càng nhiều vật liệu cao được ra đời. Một trong số đó có gạch sinh học – một giải pháp cho môi trường. Hãy nhanh tay truy cập website Nhựa Sài Gòn để tìm hiểu các phát minh sáng tạo khác của con người nhé!