Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển, GSP đã được ra đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết GSP là gì, mục tiêu và nội dung như thế nào? Nếu bạn cũng cùng thắc mắc trên thì đừng vội bỏ qua bài viết này để biết thêm những thông tin cực bổ ích do Nhựa Sài Gòn chia sẻ nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu GSP là gì?

Hệ thống ưu đãi phổ cập hay thường được gọi tắt là GSP. Đây là từ viết tắt của Generalized System of Preferences. Hiểu một cách đơn giản, đây là hệ thống mà các nước phát triển sẽ cho các nước đang phát triển được hưởng các chế độ ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế. Mối quan hệ giữa hai nước còn được gọi là các nước cho hưởng và các nước được hưởng.
Hệ thống ưu đãi phổ cập là kết quả được tạo ra từ cuộc đàm phán liên chính phủ. Cuộc đàm phán này được tổ chức dưới sự bảo trợ của UNCTAD – Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc.
Các ưu đãi về thuế quan trong hệ thống này thường được áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. Đồng thời dựa trên cơ sở không cần đi lại và không có sự phân biệt đối xử.
Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một chế độ hệ thống ưu đãi khác nhau. Đương nhiên, cơ chế hoạt động, nội dung, hình thức cũng như mục tiêu sẽ có sự khác nhau. Chính vì vậy, thuế quan phổ cập GSP sẽ có sự thay đổi tùy vào từng mỗi quốc gia. Tuy nhiên thông thường mức thuế theo quy định GSP được hưởng chỉ khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn.
Mục tiêu của GSP là gì?

Kể từ khi hoạt động đến giờ, GSP luôn hướng đến những mục tiêu chính gồm:
- Giúp các nước đang phát triển có nhận thức rõ ràng hơn về khả năng tiềm tàng của việc mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP.
- Đẩy mạnh năng lực và tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đang phát triển hoặc kém phát triển.
- Các nước được hưởng theo chế độ GSP sẽ được tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Nâng cao, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy công nghiệp hóa của các nước được hưởng chế độ GSP.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin, quy định cũng như thủ tục điều chỉnh buôn bán của GSP đến các nước khác.
- Cung cấp các thông tin bổ ích đến các quốc gia được hưởng chính sách GSP. Các thông tin đó có thể là thuế chống phá giá – chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu,…
Nội dung của GSP là gì?
Bên cạnh câu hỏi: “GSP là gì?”, rất nhiều người cũng quan tâm đến nội dung của nó. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!
Quốc gia cho hưởng GSP
Hiện nay có đến 16 chế độ GSP được áp dụng trên các quốc gia trên thế giới. Trong đó, 37 nước đang có chế độ hưởng ưu đãi. Trong tổng số 37 nước có 15 nước trực thuộc EU.
Các nước cho hưởng GSP có thể kể đến một số cái tên nổi bật như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha,…
Quốc gia được hưởng GSP

Đối tượng được hưởng GSP hầu hết là các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển. Nguyên nhân xuất phát từ việc các nước phát triển đang đẩy mạnh ủng hộ cho nhập khẩu từ các nước nghèo.
Các nước kém phát triển thường sẽ được hưởng chế độ với nhiều ưu đãi hơn so với các nước đang phát triển. Ưu đãi mà quốc gia đó được hưởng sẽ được thể hiện rõ ràng trong danh sách.
Hàng hóa được hưởng GSP
Hàng hóa được hưởng ưu đãi được chia làm 2 loại, đó là: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, GSP có chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt đối với các mặt hàng thủ công. Thông thường các mặt hàng này sẽ được hưởng chế độ miễn thuế. Tuy nhiên đối với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về đồ thủ công, mức độ ưu đãi, quản lý hạn ngạch,…
Mức áp dụng chế độ
Mức thuế suất ưu đãi được hưởng từ chế độ GSP thông thường dao động khoảng từ vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn. Ngoài ra người ta còn có thể căn cứ vào 4 loại dưới đây để điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi được hưởng:
- Các sản phẩm rất nhạy cảm: điển hình như dệt may, quần áo,…
- Các sản phẩm nhạy cảm: chẳng hạn như sản phẩm da, giày dép,…
- Các sản phẩm bán nhạy cảm: bao gồm đồ trang sức, hàng điện tử, một số hàng da khác.
- Các sản phẩm không nhạy cảm như nội thất bằng gỗ, đồ chơi,…
Điều kiện áp dụng chế độ
Để áp dụng được GSP, các quốc gia phải đảm bảo các điều sau:
- Tuân theo các quy tắc trong GSP như Tiêu chuẩn xuất xứ, điều kiện gửi hàng và điều kiện về chứng từ.
- Mã quan phải được thiết lập phù hợp với mã HS.
- Phải có trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi mà quốc gia cho hưởng công bố.
- Sản phẩm xuất khẩu phải có tên trong danh sách các sản phẩm được hưởng chế độ.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về GSP. Mong rằng thông qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ GSP là gì. Đừng quên truy cập vào trang web chúng tôi để săn thùng rác nhựa với giá cực ưu đãi nhé!