Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang ngày càng phát triển và được đẩy mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận cao cho kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, các vấn đề về thuế, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, các cá nhân doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ. Trên thực tế này, Nhựa Sài Gòn xin cung cấp những thông tin về thuế gtgt và những hàng hóa không chịu thuế gtgt để bạn đọc nắm rõ.
Tóm tắt nội dung
Thuế GTGT là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12:
Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay mọi người thường gọi với cái tên là thuế VAT (Value-Added Tax) hiểu đơn giản là loại thuế được cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ và nó được người tiêu dùng chi trả, thanh toán khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.
- Tìm hiểu thêm Hàng Hóa Là Gì? Hai Thuộc Tính Cơ Bản Của Hàng Hóa
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có 4 đặc điểm đặc trưng, cụ thể:
Thuế GTGT là thuế gián thu
Người tiêu dùng cuối cùng sẽ phải chịu thuế GTGT. Còn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng, bằng cách cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Vì thế mà thuế GTGT được coi là thuế gián thu.
Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp
Các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng đều được đánh thuế GTGT. Ở mỗi giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó và không tính trùng thuế GTGT ở các giai đoạn trước.
Trên một mặt hàng, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả giai đoạn luân chuyển bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Thuế GTGT đánh vào các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa. Dù hàng hóa, dịch vụ đó được tạo ra trong nước hay nhập khẩu thì đều sẽ bị đánh thuế.
Thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng
GTGT thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường và đánh vào hầu hết các mặt hàng, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng.
Các hàng hóa không chịu thuế GTGT
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Các sản phẩm được tạo ra từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt
- Giống vật nuôi, cây trồng: Trứng giống, con giống, hạt giống, cây giống, tinh dịch, phôi
- Sản phẩm muối làm từ nước biển, muối tinh, muối iot, muối mỏ tự nhiên có thành phần chính là NaCl
- Nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước và được nhà nước bán cho người đang thuê chính
- Các loại bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học và các loại bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; bảo hiểm tàu thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản…
- Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán
- Các dịch vụ khám chữa bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, phục hồi chức năng cho người bệnh, điều dưỡng sức khỏe…
- Các công trình, hoạt động xây dựng được thực hiện từ nguồn vốn của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo
- Chi phí tu sửa, bảo trì công viên, vườn hoa để phục vụ cộng đồng
- Hoạt động phát sóng truyền hình, truyền thanh bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Dạy học, dạy nghề
- Phát hành báo, tạp chí, sách giáo khoa, sách chính trị, sách khoa học kĩ thuật, giáo trình, văn bản pháp luật…
- Vận chuyển hành khách bằng xe công cộng: xe buýt, xe điện theo tuyến nội tỉnh, đô thị, vùng lân cận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng, tàu bay, dàn khoan, tàu thủy… chưa được sản xuất trong nước nhưng được nhập khẩu
- Vũ khí, khí tài nguyên chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh
- Hàng hóa, dịch vụ được bán cho cá nhân, tổ chức với mục đích từ thiện, viện trợ nhân đạo
- Các sản phẩm tạo ra nhờ quá trình nhân tạo để thay thế cho bộ phận con người, nạng, xe lăn và đồ chuyên dùng cho người tàn tật
Hóa đơn không chịu thuế GTGT có cần phải kê khai thuế không?
Theo nội dung quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC, được Bộ Tài chính ban hành: Hóa đơn hàng hóa, dịch vụ thuộc hàng hóa không chịu thuế thì không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, bên bán vẫn phải kê khai các loại hàng hóa không chịu thuế GTGT vào hàng số 1 trên bảng kê bán ra số PL 01-1/GTGT.
Trong quá trình kê khai hóa đơn, bộ phận kế toán cần phải phân biệt rõ hóa đơn đầu vào không chịu thuế với các hóa đơn chịu thuế suất 0% và hóa đơn không phải kê khai. Bởi đây là những hóa đơn khác nhau, cách kê khai và khấu trừ thuế khác nhau.
Nói tóm lại, với những hàng hóa không chịu thuế GTGT bên mua không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, còn bên bán vẫn sẽ kê khai trên bảng kê bán ra số PL 01-1/GTGT.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc liên quan tới thuế GTGT và hàng hóa không chịu thuế GTGT. Hy vọng nó hữu ích giúp cho các kế toán và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng hóa đơn và kê khai thuế.
Gần đây, nhu cầu sử dụng pallet nhựa để vận chuyển, lưu trữ ngày càng tăng. Dù bạn dùng để kê hàng tại kho hay cho hàng xuất đi thì nó đều an toàn. Nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa cũ/mới hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn qua NÚT GỌI bên cạnh nhé!