Vận chuyển 9 Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập sâu rộng, vận chuyển hàng hóa cũng rất phát triển. Khi gửi hàng, đôi khi doanh nghiệp cơ sở bạn cần vận chuyển lô hàng có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tài sản, môi trường sống. Nếu bạn có thắc mắc về hàng hóa nguy hiểm là gì, cũng như cách phân loại, những lưu ý khi vận tải, thì thông tin dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ giúp Quý khách tìm hiểu rõ hơn về chúng.

Tóm tắt nội dung

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm là những mặt hàng có chứa chất nguy hiểm, độc hại khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe, tính mạng con người, làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Chất nguy hiểm tồn tại ở nhiều dạng chất khác nhau: dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí.

9 loại hàng hóa nguy hiểm

9 loại hàng hóa nguy hiểm 

Dựa vào tính chất đặc trưng , hàng hóa nguy hiểm được phân loại thành 9 loại hàng hóa nguy hiểm như sau:

Loại 1: Chất nổ Nhóm 1.1: Các vật, các chất có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.2: Các vật, chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.3: Các vật, chất có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc phóng lửa nhỏ hoặc cả hai, nhưng không có nguy cơ nổ rộng
Nhóm 1.4: Các vật, chất có nguy cơ không đáng kể
Nhóm 1.5: Các chất rất kém nhạy nhưng lại có nguy cơ nổ lớn
Nhóm 1.6: Các vật, chất không nhạy, không có nguy cơ nổ lớn
Loại 2: Khí Nhóm 2.1: Khí dễ cháy
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc
Nhóm 2.3: Khí độc hại
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại 4 Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy
Nhóm 4.2: Các chất có khả năng tự bùng cháy
Nhóm 4.3: Các chất tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy
Loại 5 Nhóm 5.1: Chất oxy hóa
Nhóm 5.2: Chất peroxit hữu cơ
Loại 6 Nhóm 6.1: Chất độc
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm
Loại 7: Vật liệu phóng xạ
Loại 8: Chất ăn mòn
Loại 9: Các vật, các chất nguy hiểm khác

Những lưu ý khi vận tải các loại hàng nguy hiểm

Khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, bạn cần chuẩn bị những giấy từ, chứng từ xác nhận và các thủ tục quan trọng khác.

hàng hóa nguy hiểm

Xuất trình giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Mỗi loại hàng hóa sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau và được cán bộ, các ngành khác nhau quản lý và giám sát. Vì thế, tùy từng mặt hàng nguy hiểm sẽ được cấp giấy phép bởi một cơ quan phù hợp. Cụ thể như sau:

  • “Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm” được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
  • “Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật” được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
  • “Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8″ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
  • “Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9″ được Bộ Công an cấp
  • “Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng” được Bộ Y tế cấp
  • Riêng bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quy định riêng với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng của lực lượng vũ trang.

Tìm hiểu thêm: 

Cung cấp bảng phân tích thành phần lý hóa (MSDS)

Trong việc chuyển hàng nguy hiểm trong xuất nhập khẩu do an ninh kiểm soát gắt gao nên người gửi cần cung cấp bản MSDS (Material Safety Data Sheet). MSDS được hiểu là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. 

chỉ dẫn an toàn hóa chất

Nhưng không phải bất kỳ hàng hóa nào cũng cần đến giấy MSDS. MSDS được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là chất dễ gây cháy nổ. Các sản phẩm dạng bột như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đôi khi cũng cần tới giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

Xuất trình phiếu an toàn hóa chất

Nếu vận chuyển hóa chất mà nó được coi là hàng nguy hiểm thì bắt buộc phải có phiếu an toàn hóa chất. Tài liệu này được in bằng Tiếng Việt do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu thiết lập cung cấp. Những thông tin cụ thể như sau:

  • Nhận dạng hóa chất
  • Mức độ nguy hiểm của hóa chất 
  • Tính chất vật lý, hóa học của hóa chất
  • Thông tin về thành phần các chất
  • Thông tin về độc tính, sinh thái
  • Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất
  • Biện pháp về ứng phó, phòng ngừa khi xảy ra sự cố
  • Biện pháp xử lý khi xảy ra hỏa hoạn
  • Biện pháp sơ cứu về y tế
  • Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Yêu cầu về cất giữ
  • Yêu cầu trong vận tải, vận chuyển
  • Quy định về kỹ thuật và pháp luật phải tuân thủ nghiêm chỉnh
  • Những thông tin cần thiết khác…

danh mục hàng hóa nguy hiểm

Quy định về đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa nguy hiểm theo đúng quy định, trình tự và nguyên tắc đề ra. Cụ thể như sau:

  • Các loại hóa chất dễ gây cháy nổ phải được đóng kín và khi vận chuyển phải tránh xa lửa và các tác nhân gây ra lửa
  • Đối với những chất dễ phản ứng, dễ ăn mòn thì nên đựng trong chai lọ làm bằng thủy tinh hoặc chất liệu phù hợp
  • Những chất lây nhiễm, độc hại khi đóng gói và gửi hàng cần được trang bị bảo hộ lao động phù hợp
  • Mặt hàng hóa chất như xăng, dầu cần có xe chuyên dụng để chở
  • Các loại hàng hóa dễ bắt lửa, dễ cháy nổ cần phải được kê lên kệ, không tiếp xúc với thùng xe để tránh trường hợp nước ngấm vào làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. 
  • Sau khi đóng gói và chuyển lên xe vận chuyển, cần ghi rõ các thông tin của hàng hóa lên bao bì và dán biểu tượng nguy hiểm, cảnh báo.

Để giúp cho việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm diễn ra an toàn và nhanh chóng thì sử dụng pallet nhựa là một giải pháp tốt. Pallet nhựa có ưu điểm vượt trội hơn hẳn các loại pallet gỗ, sắt bởi khả năng ứng dụng cao, cách điện, cách nhiệt tốt nên tránh được tình trạng nấm mốc hoặc axit ăn mòn.

Nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa cũ/mới, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn qua nút gọi bên cạnh để được tư vấn và báo giá nhé!