Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra mạnh mẽ. Việc quá cảnh hàng hóa đã và đang tạo ra sự thuận tiện cũng như tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Vậy hàng hóa quá cảnh là gì? Những lưu ý khi quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam ra sao? Bài viết dưới đây Nhựa Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hàng hóa quá cảnh. Cùng theo dõi nhé!
Tóm tắt nội dung
Hàng hóa quá cảnh là gì?
Theo điều 241 của Luật thương mại năm 2005:
Hàng quá cảnh là những loại hàng được ᴠận chuуển hàng hóa từ nước nàу haу nước khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quу định. Kể cả các hoạt động khác như truуền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng ᴠà những hoạt động khác trong thời gian quá cảnh.
Quá cảnh hàng hóa và việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi hình thức vận tải hay các công việc được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
Ví dụ về quá cảnh hàng hóa: Để vận chuyển hàng hóa từ Philippines sang Laos thì thường phải quá cảnh tại Việt Nam. Có nghĩa là hàng hóa sẽ được vận chuyển từ Philippines sang Việt Nam và sau đó sẽ được vận chuyển từ Việt Nam qua Laos.
>>Xem thêm:
- Các Phương Thức Vận Chuyển Hàng Hóa Phổ Biến Tại Việt Nam
- 10 Bước Trong Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
- Mẫu Biên Bản Giao Nhận Hàng Hóa Mới Nhất Hiện Nay
Những quy định về quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam
Các loại hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam cần phải lưu ý những điều sau:
Thời gian quá cảnh hàng hóa là bao nhiêu ngày?
Thời gian quá cảnh hàng hóa tại lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. Trừ các trường hợp được gia hạn, trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc hàng bị hỏng, mất, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
- Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc hàng hóa bị hư hỏng, mất mát hoặc phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh thì phải có thêm thời gian lưu kho, khắc phục hư hỏng, mất mát. Và thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan chấp nhận, nơi mà làm thủ tục quá cảnh.
- Nếu muốn gia hạn thời gian quá cảnh thì cần phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
Trình tự thủ tục
- Đối với hàng hóa quá cảnh, thủ tục hải quan phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
- Hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền sẽ được lưu kho tại khu vực cửa khẩu
- Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền hoặc lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu thì phải có sự cho phép của Bộ thương mại
- Hàng hóa quá cảnh phải được vận chuyển theo tuyến đường mà pháp luật Việt Nam quy định về vận chuyển hàng quá cảnh. Còn nếu có sự thay đổi thì phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Nhu cầu sử dụng pallet nhựa trong lưu trữ và vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Pallet nhựa được sử dụng rất nhiều trong các ngành nghề và cũng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Pallet nhựa giúp việc bốc xếp, di chuyển hàng hóa trong kho và giữa các phương tiện được dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa giá rẻ, bền, chắc chắn, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn qua số 0971.245.088 nhé!
Các hành vi bị cấm trong quá trình quá cảnh
- Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh
- Tiêu thụ hàng hóa trái phép, sử dụng phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh sai quy định
Loại hàng hóa không được hoặc hạn chế quá cảnh tại Việt Nam
Theo điều 40, Nghị định 187/2013/NĐ-CP, tất cả các hàng hóa sẽ được phép tự do quá cảnh tại Việt nam, loại trừ các mặt hàng sau:
- Vũ khí, vật liệu cháy nổ, đạn dược
- Các hàng hóa có độ nguy hiểm cao khác (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép)
- Các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu (Trừ trường hợp được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép)\
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Khi hàng hóa được quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam, các bên có liên quan sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
Khi đó, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng và bên cung cấp dịch vụ được quy định như sau:
- Bên thuê dịch vụ quá cảnh hàng có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ quá cảnh hàng hóa tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu theo đúng thời gian đã nêu trong hợp đồng.
- Trong suốt quá trình quá cảnh, bên cung cấp dịch vụ phải thông báo cho bên thuê dịch vụ về tình trạng của hàng hóa quá cảnh ngay khi có bất kỳ sự cố nào phát sinh. Và bên cung cấp dịch vụ cũng phải đảm bảo và hạn chế tình trạng xảy ra tổn thất, mất mát hàng hóa xuống mức thấp nhất có thể.
- Bên thuê dịch vụ cung cấp đầy đủ các giấy tờ, chứng từ cần thiết cho quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa.
- Sau khi hoàn thành hợp đồng, bên thuê dịch vụ phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí cho bên cung cấp dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
- Nếu xảy ra sự cố hay vấn đề liên quan đến hàng hóa quá cảnh thì cả 2 bên thuê và cung cấp đều có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xử lý dứt điểm vấn đề.
Trên đây là các thông tin về hàng hóa quá cảnh giúp bạn hiểu được hàng hóa quá cảnh là gì, quy định về quá cảnh hàng hóa tại Việt Nam.