Hiệp định CPTPP được đánh giá là toàn diện, có chất lượng cao và cam kết sâu rộng nhất trong lịch sử các hiệp định mà Việt Nam đã ký. Trong bài viết này, Nhựa Sài Gòn sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin liên quan đến hiệp định này để giúp người đọc hiểu rõ hơn.
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương còn được biết đến với tên tiếng anh là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership. Thường gọi tắt là CPTPP.
Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với sự tham gia của 11 nước là Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru,Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore và Việt Nam.
Hiệp định được ký kết tại thành phố Santiago, Chile vào ngày 8/3/2018 dựa trên hiệp định TPP. Chính vì vậy giữa hai hiệp định này có mối liên kết sâu sắc. Đối với nước ta, hiệp định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 14/1/2019.
Nội dung của hiệp định CPTPP là gì?

Hiệp định CPTPP bao gồm 7 điều và 1 phụ lục. Trong đó quy định các vấn đề liên quan đến mối quan hệ với hiệp định TPP và các vấn đề khác như tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập vào CPTPP.
Dành cho những ai chưa biết, TPP là hiệp định thương mại tự do được ký bởi 12 nước vào ngày 6/2/2016. 12 nước đó lần lượt là Chile, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Australia, Brunei Darussalam, Canada, Peru, Singapore và Việt Nam.
Về cơ bản, hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên những quy định như trong hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục). Tuy nhiên CPTPP có mở rộng thêm quy định, đó là cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ. Điều này nhằm đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong sự kiện Mỹ rút khỏi TPP. 20 nhóm nghĩa vụ bao gồm:
- 11 nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ.
- 2 nghĩa vụ về mua sắm chính phủ.
- 7 nghĩa vụ về Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới,…
Nội dung hiệp định khá rộng, toàn diện, đề cập đến các vấn đề về thương mại như mở cửa thị trường, mua sắm của Chính phủ, thương mại điện tử… Bên cạnh đó trong CPTPP còn xuất hiện những vấn đề vô cùng mới mẻ như lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư.
Toàn bộ những cam kết có trong hiệp định TPP sẽ được giữ nguyên trong CPTPP. Đó cũng là lý do CPTPP được đánh giá là hiệp định toàn diện – chất lượng, có mức cam kết sâu nhất mà Việt Nam đã tham gia.
Lợi ích khi tham gia CPTPP là gì?
Việc ký kết vào hiệp định CPTPP đã đem đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, cụ thể:
Về xuất khẩu

Một trong những nội dung quan trọng của CPTPP đó là giảm thuế nhập khẩu giữa các nước thành viên về 0%. Theo đó, doanh nghiệp, công ty Việt Nam khi xuất khẩu sang nước bạn sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi từ việc cắt giảm thuế quan. Đồng thời đây cũng là một cơ hội để Việt Nam thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.
Nhật Bản và Canada là 2 trong 11 nước thành viên của CPTPP. Điểm chung của 2 quốc gia này là thương mại phát triển, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Việc thuế nhập khẩu giảm về 0% sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho nước ta. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 4,04% vào năm 2035.
Tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
Các thành viên của CPTPP đều là các quốc gia lớn, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và tổng kim ngạch thương mại lên đến 10.000 tỉ USD. Chính vì vậy khi tham gia vào CPTPP, nước ta có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động. Hạn chế các việc lao công lắp ráp, tham gia vào các hoạt động sản phẩm có giá trị cao hơn.
Từ đó hướng đến giai đoạn phát triển các ngành điện tử – công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh. Như vậy, theo dự đoán, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển trong khoảng 5 – 10 năm nữa.
Đối với các ngành
Đặt bút ký kết vào CPTPP là cơ hội để các ngành kinh tế tăng trưởng lớn, đặc biệt là các ngành như thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may,… Đối với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% – 5% và mức tăng xuất khẩu từ 8,7% – 9,6%.
Về cải cách thể chế

Thao gia vào CPTPP sẽ là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, hiệp định CPTPP còn giúp đỡ nước ta trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Tạo ra các cơ hội để Việt Nam hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ tiếp cận quốc tế hơn.
Về việc làm, thu nhập
Ký kết CPTPP giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng của nước ta. Kèm theo đó là những cơ hội nghề nghiệp cho người dân, nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn.
Lời kết
Với những thông tin trên, không thể phủ định rằng việc đặt bút ký kết hiệp định CPTPP đã đem đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội. Để góp phần giúp nước ta phát triển hơn, hãy truy cập vào website của Nhựa Sài Gòn để tìm mua thùng rác nhựa chất lượng và có thể tái sử dụng nhé!