Việc tham gia vào RCEP đã đem đến cho Việt Nam rất nhiều lợi ích và cơ hội. Biết tận dụng những lợi ích này sẽ khiến nước ta phát triển nhanh chóng. Vậy hiệp định này là gì, được thành lập như thế nào, nội dung ra sao? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Nhựa Sài Gòn trả lời trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu RCEP là gì?

RCEP có tên đầy đủ tiếng anh là Regional Comprehensive Economic Partnership, tức là hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Đây là một hiệp định thương mại tự do với 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trước kia Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên Ấn đã rút khỏi hiệp định vào ngày 4/11/2019.
Hiệp định bắt đầu đàm phán từ năm 2013 và đi đến ký kết tại Hà Nội vào ngày 15/11/2020. Sau 31 vòng đàm phán, 15 cuộc họp và và 19 vòng đàm phán cấp bộ trưởng, RCEP hoàn chỉnh đã được ra đời. Hiệp định được xem như một sự thỏa thuận toàn diện dựa trên “kiềng ba chân” – thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử.
Để ý một chút, chúng ta thấy thời điểm ký kết hiệp định là vào đại dịch Covid. Các chuyên gia cho rằng hiệp định này sẽ giúp điều tiết lại nền kinh tế giữa đại dịch Covid, “kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á”.
Nội dung của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Nội dung đàm phán của hiệp định khá toàn diện, bao gồm mọi mặt như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông,…
RCEP giữ vai trò trung tâm đối với ASEAN bởi hiệp định tiếp cận với quy mô rộng rãi hơn so với các thỏa thuận thương mại hiện có trong khu vực. Hiệp định được mọi người kỳ vọng sẽ thay thế tất cả các FTA. Về phạm vi, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực xoay quanh các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…) và các vấn đề mới. Tuy nhiên hiệp định không bao gồm các cam kết về doanh nghiệp nhà nước, lao động hay sự phát triển bền vững.
Nội dung chính của hiệp định là đưa ra các quy định với mục đích giảm thiểu hàng rào thuế quan và quan liêu. Cụ thể là việc thống nhất các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Hiệp định còn tạo điều kiện để việc trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên cũng như chuỗi cung ứng diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực còn bao gồm việc cấm một số loại thuế quan nhất định. Tuy nhiên các vấn đề như bảo vệ môi trường, công đoàn hay trợ cấp chính phủ không nhận được nhiều sự quan tâm.
Mục tiêu và đặc điểm của RCEP
Trải qua nhiều lần đàm phán, các quốc gia đã thống nhất ký kết hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với mục tiêu và đặc điểm:
Mục tiêu
RCEP được ra đời nhằm thiết lập nên mối quan hệ đối tác kinh tế hiện đại – toàn diện – chất lượng cao – cùng có lợi tại khu vực Đông Nam Á. Tất cả điều này nhằm mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA).
Các quốc gia ký hiệp định cùng chung tay xây dựng một môi trường thuận lợi để mở rộng, phát triển thương mại – đầu tư. Từ đó tạo ra những cơ hội nghề nghiệp cho người dân, cải thiện đời sống và nâng cao kinh tế quốc gia hiệu quả.
Đặc điểm
RCEP được đánh giá là một hiệp định mang đặc điểm:
Tính hiện đại
Các quy định có trong hiệp định vừa mang bản chất là một hiệp định thương mại tự do, vừa thể hiện những sự đổi mới trong thực tiễn thương mại. Hiệp định còn rất chú trọng đến những nội dung kinh tế trong thời đại mới, điển hình như thương mại điện tử, tiềm năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,…
Tính toàn diện

Điểm đặc biệt của RCEP là hiệp định đề cập đến những vấn đề chưa hoặc ít xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do của ASEAN. Đó có thể là quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan hay các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật,…
Bên cạnh lĩnh vực thương mại hàng hóa, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực còn bao gồm các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Hay thậm chí là thể chế pháp lý bao gồm cả nội dung giải quyết tranh chấp…
Có chất lượng cao
Sở dĩ hiệp định được đánh giá có chất lượng cao bởi nó hỗ trợ các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tạo cơ hội để tiếp cận thị trường, phát triển thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó nó còn góp phần tăng năng suất bền vững, thúc đẩy cạnh tranh.
Đôi bên cùng lợi
Mỗi quốc gia thành viên ký hiệp định đều có trình độ kinh tế phát triển khác nhau, bởi vậy hiệp định cũng được thiết kế nhằm đảm bảo các bên đều có lợi.
Lời kết
RCEP giúp các quốc gia thành viên tối đa hóa lợi ích khi tham gia. Chính vì vậy khi ký hiệp định, Việt Nam nhận được rất nhiều lợi ích. Môi trường hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng. Để chung tay bảo vệ môi trường, hãy sử dụng thùng rác nhựa của Nhựa Sài Gòn. Hiện nay sản phẩm đang được sale với mức giá siêu hời, vì vậy hãy truy cập vào trang web để được tư vấn kỹ hơn nhé!