Thương mại và dịch vụ quốc tế phát triển đem đến cho các quốc gia rất nhiều lợi ích. Đó cũng là lý do mà hai ngành này được đánh giá là xu thế tất yếu của các nước, đặc biệt là các nước phát triển. Hiệp định thương mại tự do là cầu nối giúp các quốc gia đến gần hơn với sự phát triển thương mại quốc tế. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu rõ hơn về hiệp định này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu về hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do hay còn được gọi là FTA (là từ viết tắt của Free Trade Agreement). Đây là hiệp định hợp tác kinh tế giữa 2 hay nhiều quốc gia được ký kết nhằm xóa bỏ rào cản về hoạt động thương mại, các hạn chế xuất khẩu. Điển hình như thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, quota nhập khẩu,… Tất cả những điều này nhằm mục đích thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều bản hiệp định khác nhau. Tuy nhiên nếu bản chất của các hiệp định đó đều hướng tới tự do hóa thương mại (loại bỏ rào cản, thúc đẩy thương mại) thì vẫn được xem là FTA. Hiệp định đối tác kinh tế (Economic Partnership Agreement) hay Hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreement) chính là những ví dụ điển hình nhất.
Tuy nhiên, tránh nhầm lẫn FTA với WTO, các hiệp định thương mại đầu tư song phương giữa các quốc gia hay hiệp định thương mại ưu đãi. Bởi, các cam kết trong WTO chỉ dừng lại ở việc hạn chế các rào cản thương mại. Như vậy, hiệp định WTO vẫn chưa đủ điều kiện để xem là FTA.
Mặt khác, các hiệp định thương mại đầu tư song phương chỉ tạo khuôn khổ cho hoạt động thương mại giữa 2 nước. Tức là các hiệp định này không đề cập đến nội dung loại bỏ rào cản thương mại. Do vậy, chúng ta cũng không thể gọi các hiệp định thương mại đầu tư song phương là FTA.
Nội dung cơ bản của FTA

Mặc dù mỗi quốc gia sẽ có những hiệp định FTA khác nhau. Thế nhưng nhìn chung các FTA đều bao gồm những nội dung sau:
- Quy định về việc loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Mỗi quốc gia khi đặt bút ký hiệp định thương mại tự do phải cam kết giảm hoặc cắt bỏ thuế. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu từ nước ngoài vào.
- Quy định về các mặt hàng được cắt giảm thuế quan: Mặt hàng được đưa vào danh mục này còn phụ thuộc vào kết quả của việc đàm phán. Thông thường các FTA được áp dụng 90% thương mại. Ngoài ra có một số loại thuế nhạy cảm bị cắt giảm chậm hơn hoặc không cắt giảm.
- Quy định về thời gian cắt giảm thuế: Thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thông thường dưới 10 năm. Số năm cụ thể sẽ được trình bày rõ ràng trong mục nội dung quy định về lộ trình.
- Quy định về xuất xứ: Được xem là nội dung quan trọng của FTA. Mỗi mặt hàng khác nhau sẽ có những quy định khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong nước.
Hiệp định thương mại tự do có tầm quan trọng như thế nào?
Hiệp định thương mại tự do quan trọng đến mức nhiều người ví nó là chìa khóa để hội nhập quốc tế. Lý giải cho cách gọi này, Nhựa Sài Gòn đã tổng hợp các thông tin liên quan đến tác động của FTA:
Tốc độ phát triển nhanh chóng
Thông qua tự do thương mại, nhiều quốc gia đã phát triển kinh tế vượt bậc. Cụ thể như Nhật Bản hay Singapore đã thành công vang dội trong việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời 2 quốc gia này còn tập trung vào xuất khẩu và điểm mạnh về tài nguyên thiên nhiên. Từ đó tạo ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương cao cho người dân.
Giảm giá cầu toàn thành

Với sức ép của tự do thương mại đã thúc đẩy môi trường của các quốc gia thành viên, khiến họ cung cấp tài nguyên với chi phí hợp lý nhất. Đây là yếu tố giúp các nhà sản xuất có thể cung cấp mặt hàng với giá thành vừa phải. Từ đó nâng cao sức mua của người tiêu dùng.
Tuy nhiên bên cạnh đó tự do thương mại cũng có mặt trái của nó. Cụ thể, nếu không thể cạnh tranh với các nước đối thủ, kinh doanh thua lỗ và thất nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặt khác, các doanh nghiệp với quy mô lớn sẽ có xu hướng chuyển sang các quốc gia có tiềm năng về thị trường hơn. Từ đó dẫn đến khả năng sử dụng lao động trẻ em hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Sự phụ thuộc vào thị trường thế giới tăng cao
Hiệp định thương mại tự do còn là tác nhân làm tăng sự phụ thuộc của các quốc gia vào thị trường toàn cầu. Ví dụ, một quốc gia sản xuất ra được mặt hàng đạt được lợi ích chiến lược dù giá của chúng thấp hơn so với mặt bằng thị trường thế giới. Thế nhưng trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay thiên tác khác, quốc gia này vẫn có khả năng phải bắt đầu sản xuất mặt hàng đó lại từ đầu.
Lời kết
Việc ký kết hiệp định thương mại tự do có tác động lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng nó cũng làm tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Cuối cùng, đừng quên truy cập vào Nhựa Sài Gòn để sở hữu thùng rác nhựa tái chế với giá cực ưu đãi nhé!