Incoterms Là Gì? Mục Đích Và Hướng Dẫn Sử Dụng Incoterms

Nếu bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chắc hẳn khái niệm về Incoterms là gì không còn quá xa lạ. Tuy nhiên để hiểu rõ và có thể áp dụng nó vào thực tế thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay của Nhựa Sài Gòn hãy cùng tìm hiểu Incoterms là gì cùng những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này nhé!

Tóm tắt nội dung

Incoterms là gì?

Incoterms tiếng Anh viết đầy đủ là International Commercial Terms có nghĩa là Các điều khoản thương mại quốc tế. Đây là một bộ quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. 

Incoterms được xuất bản bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).

incoterms

Mục đích của Incoterms là gì?

Có thể tóm tắt 3 mục đích của Incoterms như sau:

  • Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương
  • Phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng hóa giữa người bán và người mua
  • Tránh và giảm thiểu những tranh chấp phát sinh, rủi ro do hiểu nhầm

Nếu không có điều khoản Incoterms, 2 bên mua bán sẽ phải đàm phán và thương lượng chi tiết, việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian để thương thảo. Thay vào đó, sử dụng Incoterms quy định sẵn những quy tắc đã được thống nhất sẽ giúp cho 2 bên tiết kiệm được thời gian.

mục đích của incoterms

Đặc điểm của Incoterms là gì?

  • Incoterms là tập quán thương mạikhông có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào hai bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia hợp đồng.
  • Các phiên bản ra đời sau không có nghĩa là phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Vì vậy, khi sử dụng điều kiện cần ghi rõ áp dụng phiên bản nào để dễ đối chiếu, xác nhận trách nhiệm của các bên.
  • Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng (bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên tham gia…)
  • Hai bên có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau và việc tăng giảm cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.
  • Incoterms chỉ xác định thời điểm chuyển đổi rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.
  • Tùy thuộc vào loại hình hàng hóa (hàng rời, container, sà lan…) cũng như phương thức vận chuyển (đường không, đường biển, đường bộ…) sẽ có những nhóm điều kiện tương ứng. 

đặc điểm của incoterms

Lịch sử hình thành và ra đời của Incoterms

Incoterms được ICC hình thành lần đầu tiên vào năm 1921 và các quy tắc Incoterms đầu tiên được tạo ra và chính thức ban hành vào năm 1963. Kể từ đó đến nay, Incoterms đã phát triển thành một tiêu chuẩn hợp đồng được hệ thống hóa trên toàn thế giới. Incoterms được cập nhật định kỳ khi các sự kiện trong thương mại quốc tế xảy ra và cần được chú ý. 

Mỗi phiên bản incoterms đưa ra một số điều kiện khác nhau: Incoterms 1963 có 6 điều kiện giao hàng, incoterms 2010 có 13 điều kiện giao hàng, Incoterms 2020 có tất cả 11 điều kiện giao hàng.

Có bao nhiêu bản Incoterms? Phiên bản Incoterms đầu tiên xuất hiện vào năm 1936. Tính đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi (chu kỳ 10 năm/lần) và có tổng cộng 09 phiên bản Incoterms được lưu hành: 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất của Incoterm.

Hướng dẫn sử dụng Incoterms

  • Dẫn chiếu các điều kiện Incoterms vào hợp đồng mua bán hàng hóa

Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều này trong hợp đồng bằng cách dùng các từ ngữ như sau: “[Điều kiện được chọn, tên địa điểm/cảng, Incoterms 2020]”. Ví dụ “CIF, Hai Phong, Incoterms 2020”.

  • Lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp
  • Xác định nơi hoặc cảnh càng chính xác càng tốt
  • Lưu ý: Các điều khoản Incoterms không làm cho hợp đồng đầy đủ

Điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành mấy nhóm?

Điều kiện của Incoterms 2010 được phân thành 4 nhóm khác nhau đó là: E, F, C và D với chi tiết tên gọi bao gồm:

  • Nhóm E – 1 điều khoản: ExW (ExWork – giao hàng tại xưởng) 
  • Nhóm F – 3 điều khoản: FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier) và FAS (Free Alongside Ship).
  • Nhóm C – 4 điều khoản: CFR (Cost and Freight), CIF (Cost, Insurance, Freight), CPT (Carriage Paid To) và CIP (Carriage and Insurance Paid To).
  • Nhóm D – 3 điều khoản: DAT (Delivery At Terminal), DAP (Delivered at Place) và DDP (Delivered Duty Paid).

Trong số 11 điều kiện nêu trên, thì có 4 điều kiện áp dụng cho đường thủy nội địa và vận tải biển đó là FAS, FOB, CFR và CIF. Còn 7 điều kiện còn lại áp dụng cho vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không).

điều kiện của incoterms

So sánh Incoterms 2010 và Incoterms 2020

Incoterms 2010 đã trở nên quá quen thuộc đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Incoterms 2020 vừa được ban hành và đi vào hiệu lực có những đặc điểm phù hợp hơn. Cùng so sánh Incoterms 2010 và 2020 để tìm ra các ưu điểm, có thể áp dụng trong thương mại quốc tế nhé!

Về điều khoản chung

Điều khoản Incoterms 2010 Incoterms 2020
Bảo hiểm hàng hóa Không bắt buộc tham gia bảo hiểm hàng hóa. Chỉ tham gia khi phát sinh nhu cầu. Bắt buộc tham gia bảo hiểm hàng hóa. Bảo hiểm tham gia ở cấp độ bảo hiểm rủi ro.
Đơn vị vận chuyển Bắt buộc chỉ định đơn vị vận chuyển Có thể chọn giữa 2 hình thức vận chuyển:

  • Thông qua đơn vị thứ 3
  • Bằng phương tiện vận tải của 2 bên
Bảo mật thông tin Không yêu cầu Bắt buộc phải bảo mật
Trách nhiệm, chi phí Nói chung chung, không rõ ràng giữa các bên Được liệt kê rõ ràng giữa các bên

Về các điều kiện giao hàng riêng

Incoterms 2010 Incoterms 2020
ExW, FAS không được áp dụng rộng rãi đối với vận chuyển quốc tế
FAS Thay thế bởi điều kiện FCA
DDP Loại bỏ và thay thế bằng:

  • DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga đến đã thông quan)
  • DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan)
DAT Sửa thành DPU
FCA Chia thành 2 điều kiện nhỏ:

  • FCA dành cho vận tải đường bộ
  • FCA dành cho vận tải đường biển
FOB và CIF có thể sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container
Bổ sung điều khoản CNI

Incoterm 2020 là bản điều chỉnh phù hợp và đơn giản hóa các vấn đề còn tồn đọng của Incoterm 2010 vậy nên mục tiêu của Incoterm 2020 là đơn giản.

Mong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn! 

Để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hãy sử dụng pallet nhựa. Sử dụng pallet nhựa giúp tiết kiệm được công sức lao động và thời gian làm việc đảm bảo cho quá trình vận chuyển diễn ra trơn tru. Nếu có nhu cầu cần mua pallet nhựa xuất khẩu hãy bấm vào nút gọi bên cạnh nhé!