Bả tường là quá trình làm cho bề mặt tường được láng mịn và sáng bóng hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại ít được áp dụng bởi tuổi thọ của bề mặt không cao, dễ bị sứt mẻ nếu như sơn bả. Vì thế, người ta thường áp dụng kỹ thuật sơn tường không bả. Và ở bài viết này, Nhựa Sài Gòn sẽ bật mí kỹ thuật sơn tường không bả cho lớp sơn luôn được bền đẹp.
Tóm tắt nội dung
Có nên sơn tường không bả không?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, quan tâm. Việc sơn tường trực tiếp không bả sẽ giúp bạn tốn ít chi phí hơn do không sử dụng bả. Tuy nhiên, nếu sơn tường không bả, bạn sẽ phải dùng sơn lót bởi nó có tác dụng chống thấm cao, giúp ngăn cản rêu mốc bám trên tường vào những vị trí ẩm ướt.
Từ đó, quy trình sơn tường không bả cũng sẽ đỡ vất vả và nhanh hơn. Ngoài ra, sơn nhà không bả có độ bền cao hơn, bạn có thể thoải mái treo vật dụng lên bề mặt tường mà không sợ bị ẩm mốc hay không lo tường bị bong tróc và đặc biệt là có màu sắc tươi hơn, lâu phai hơn.
Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể đưa ra sự lựa chọn sơn nhà có bả hay không bả. Khi sơn tường không bả thì tường cần phải được làm sạch, mịn trước khi sơn. Về tính thẩm mỹ thì sơn bả tường giúp bề mặt tường phẳng mịn, màu sơn lên đẹp và bóng hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sơn tường không bả sẽ kém đi tính thẩm mỹ. Bạn chỉ cần lựa chọn loại sơn tốt và cách thực hiện đúng kỹ thuật thì bề mặt tường sẽ bền màu.
Kỹ thuật sơn tường không bả
Bước 1: Xử lý bề mặt tường
- Bụi bẩn, chất dơ: Lau chùi bằng khăn ướt và làm sạch bụi
- Vữa xi măng / Bột trét / Màng sơn cũ: Các màng sơn cũ hay bề mặt không ổn định phải được tẩy sạch bằng đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Các vị trí không mặt phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
- Nấm/rêu: Tẩy sạch bằng dụng cụ đục hoặc cạo và xử lý bằng dung dịch chống nấm, rêu. Rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
- Dầu/mỡ: Làm sạch bằng chất tẩy nhẹ và có thể sử dụng một ít dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để loại bỏ các vết bẩn.
Tiếp theo, bạn cần sử dụng dụng cụ đo độ ẩm để xác định độ ẩm cần thiết để tiến hàng sơn:
- < 6% bằng máy đo độ ẩm Sovereign 1150
- < 16% bằng máy đo độ ẩm Protimeter Mini BLD 2000
- < 60% bằng máy đo độ ẩm Lutron MS-7003
Mọi vị trí thấm nước phải được kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý. Nếu tường quá khô, hãy dùng con lăn nhúng qua nước và lăn nhẹ lên bề mặt để tạo độ ẩm.
Bước 2: Tiến hành sơn
Một kỹ thuật sơn tường không bả đạt chuẩn được các nhà sản xuất khuyến nghị là 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ.
- Sơn lót cho bề mặt tường: Bạn có thể sử dụng con lăn, cọ quét hoặc súng phun không có khí. Đối với sản phẩm sơn lót, cần pha loãng với nước sạch để đảm bảo sơn có độ bám dính và khả năng chống kiềm hóa cao. Tỉ lệ pha sơn với nước tùy thuộc vào từng sản phẩm, nhưng hầu hết là dưới 10%.
- Sơn phủ bề mặt: Chờ khoảng 2 giờ để cho lớp sơn lót khô. Đối với sơn phủ thì tùy vào từng loại sơn mà có định mức pha loãng khác nhau. Bạn có thể dùng con lăn, cọ quét hoặc súng phun không có khí để tiến hành sơn phủ. Bạn cần sơn đều tay để màu được lên đẹp. Xong lớp sơn thứ nhất, để khô khoảng 2 tiếng và tiến hàng sơn lớp thứ hai là bạn đã hoàn thành.
Ưu điểm của kỹ thuật sơn tường không bả
Sơn tường không bả được ưa chuộng bởi các lý do sau đây:
Tiết kiệm chi phí
Do chỉ cần sơn trực tiếp lên tường, không cần thêm các công đoạn như trộn bột bả, sơn bột bả nên bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mua bả và chi phí nhân công thi công, từ đó chi phí bỏ ra cũng được giảm thiểu xuống mức thấp nhất.
Tiết kiệm thời gian thi công
Với kỹ thuật sơn tường không bả, sau khi vệ sinh sạch sẽ tường là đã có thể sơn trực tiếp lên mà không cần phải chờ 24h cho bột bả khô.
Tăng độ bền cho lớp sơn
Khi sử dụng phương pháp sơn tường không bả, lớp sơn sẽ được bền hơn, giảm được các tình trạng như phai màu, bong tróc, có thể thoải mái treo các đồ dùng lên mặt tường mà không lo bong tróc các mảng tường hay bay màu sơn.
Nhược điểm của sơn tường không bả
Khi sơn tường trực tiếp không bả, bạn không cần phải làm sạch và đánh mịn bề mặt tường. Do đó, bề mặt của tường sau khi sơn sẽ không được mịn cũng như có độ phẳng cần thiết, khiến cho các họa tiết trang trí không đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của việc sơn tường trực tiếp không dùng bả.
Nên sơn tường không bả ở những khu vực nào?
Các bạn nên sơn bả ở những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như: phòng khách, đại ảnh, phòng trưng bày… bởi những khu vực này khi bật đèn lên sẽ nhìn thấy tường láng mịn, phẳng lỳ. Nếu có điều kiện, bạn có thể mua sơn bả ngoại thất để làm trong nhà, tăng độ bền của sơn.
Bên cạnh đó, các khu khác, ở các phòng không nhất thiết phải sơn bả mà thay vào đó có thể sử dụng sơn lót (2 lớp thì tốt). Bởi sơn lót có tác dụng chống thấm cao, nhờ đó mà hạn chế được tối đa khả năng bị rêu mốc tường.
Lưu ý về quy trình sơn tường không bả
- Lựa chọn thợ sơn có kinh nghiệm, tay nghề: Dù kỹ thuật sơn tường không bả khá đơn giản, nhưng bạn cũng nên chọn lựa thợ sơn có kinh nghiệm và tay nghề tốt. Họ sẽ biết cách xử lý bề mặt thật sạch sẽ, lăn cọ đều tay để lớp sơn được lên đều màu và phẳng mịn nhất.
- Lựa chọn sản phẩm sơn chất lượng: Những sản phẩm sơn kém chất lượng sẽ khiến cho lớp màng sơn dễ xuống cấp, không đều màu và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Do đó, bạn nên lựa chọn những sản phẩm sơn có chất lượng tốt và uy tín trên thị trường.
Hy vọng với những lưu ý về kỹ thuật sơn tường không bả trên đây sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn muốn ngôi nhà của mình được bền lâu thì sơn tường không bả sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn muốn có màu sơn đẹp, tường phẳng mịn thì nên sơn tường có bả.
Để bảo quản sơn tốt hơn trước khi sơn lên tường hoặc dùng để di chuyển, nâng hạ sơn nhanh chóng có thể sử dụng sản phẩm pallet nhựa của Nhựa Sài Gòn. Qúy khách hàng cũng có thể tận dụng pallet nhựa cũ để tiết kiệm chi phí. Liên hệ qua hotline 0971245088 để nhận báo Giá Pallet Nhựa Đã Qua Sử Dụng nhé!