Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing Là Gì? Lợi Ích Ra Sao?

Lean Manufacturing (hay còn gọi là sản xuất tinh gọn) là một trong các phương pháp quản trị phổ biến tập trung vào quá trình sản xuất tinh gọn, giảm thiểu lãng phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, mô hình quản lý sản xuất tinh gọn đang được phát triển và ứng dụng trên toàn thế giới. Đây như là một tiếp cận đột phá nhằm đảm bảo doanh nghiệp vận hành tác nghiệp một cách bền vững, hiệu quả và có thể linh hoạt thay đổi trong kỷ nguyên VUCA. Vậy Lean Manufacturing là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Lean Manufacturing là gì? Sản xuất tinh gọn là gì?

Lean Manufacturing là gì? Nếu không áp dụng đúng thì một số thay đổi do nó đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất và một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho tất cả công ty. Thế nhưng, trong một thăm dò gần đây được đăng trên IndustryWeek thì có khoảng 36% doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai Lean.

lean manufacturing là gì

Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự mạch lạc, tinh gọn hoặc liền mạch. Thế Lean Manufacturing là gì?

Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Các cấp độ khác nhau gồm có: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn). Sau thành công rực rỡ của công ty TOYOTA nhờ TPS  (Toyota Production System), các học giả người Mỹ, những người đã từng làm việc lâu năm trong các công ty của hãng Toyota dùng nó làm cơ sở để viết nên triết lý “Sản xuất Lean” hay “Sản xuất tinh gọn” cho tất cả các ngành kinh doanh khác.

Xem thêm:

Mục tiêu của sản xuất tinh gọn là gì?

  • Với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít máy móc hơn, ít công nhân hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn
  • Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất, giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm
  • Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả
  • Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng
Mục tiêu của sản xuất tinh gọn
Mục tiêu của sản xuất tinh gọn

Lợi ích của sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing)

Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là chiến lược sản xuất dựa vào kỹ thuật của Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System). Chiến lược sản xuất yêu cầu người lao động tham gia vào các cải tiến nhỏ, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất. Chiến lược sản xuất tinh gọn tập trung vào nhu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như thời gian giao hàng.

Tăng năng suất và tính linh hoạt

Các doanh nghiệp ứng dụng lean trong quá trình sản xuất, thay vì chờ chuyển từng lô thì công nhân sẽ di chuyển chi tiết, linh kiện ngay. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận giúp gia tăng năng suất cũng như tính linh hoạt trong quy trình sản xuất. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian sản xuất để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Loại bỏ hao phí

Sử dụng phương pháp sản xuất tinh gọn sẽ tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình thức, ví dụ như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Dây chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu số lượng di chuyển dư thừa giữa các quy trình và dây chuyền di chuyển từng bộ phận giảm thời gian chờ đợi giữa các bước trong sản xuất. Ngoài ra, phương pháp tinh gọn giúp loại bỏ các nút thắt gây lãng phí thời gian trong dây chuyền sản xuất.

Lợi ích của sản xuất tinh gọn
Lợi ích của sản xuất tinh gọn

Cải thiện chất lượng sản phẩm

Sản xuất tinh gọn loại bỏ những hao phí bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tối đa số lượng sản phẩm lỗi. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận cho phép công nhân xác định những bộ phận, linh kiện nào xảy ra lỗi trước khi số lượng lớn sản phẩm được sản xuất.

Công nhân được trao quyền để ngừng sản xuất và khắc phục lỗi nếu họ phát hiện ra một lỗi chất lượng trong quá trình sản xuất. Phương pháp sản xuất tinh gọn đưa ra quy trình sản xuất theo mô hình work cell, có nghĩa là hoàn thành tất cả các hoạt động sản xuất của 1 sản phẩm trong 1 khu vực. Mô hình này khuyến khích công nhân giám sát chất lượng của sản phẩm khi nó di chuyển trong dây chuyền.

Giảm thiểu chi phí tồn kho

Hầu hết các doanh nghiệp khi sử dụng chiến lược này đều mong muốn giảm thiểu chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, thành phẩm và bán thành phẩm. Ngoài ra, khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ phải chi ít tiền hơn để thuê nhà kho, ít nhân công để quản lý.

Ngược lại, đối với những doanh nghiệp không sử dụng chiến lược sản xuất tinh gọn sẽ mua nguyên vật liệu dựa vào khả năng dự đoán nhu cầu của khách hàng. Và từ đó gây ra tình trạng hao phí và tăng chi phí tồn kho.

Lợi ích của sản xuất tinh gọn

Động viên tinh thần làm việc của nhân viên

Đại học Berkeley ở California cho biết, khi ứng dụng chiến lược sản xuất tinh gọn thành công, người lao động sẽ được trao quyền tham gia vào cải tiến chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy tinh thần cống hiến của họ. 

Ngược lại, công nhân làm việc thiếu tinh thần sẽ dẫn đến năng suất thấp, chi phí nhân công cao và gia tăng số ngày nghỉ. Giảm năng suất và doanh thu có thể khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

Kết quả thực tế khi áp dụng Lean Manufacturing

Các doanh nghiệp khi đã áp dụng Lean Manufacturing vào việc quản trị đã thu lại được những kết quả vô cùng tốt như:

  • Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%
  • Phế phẩm giảm tới 90%
  • Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn 5-6 ngày
  • Thời gian giao hàng cũng giảm từ 4-20 tuần xuống 1-4 tuần

Có thể thấy rằng việc áp dụng mô hình Lean sản xuất tinh gọn mang lại hiệu quả rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có thể áp dụng mô hình này vào sản xuất, chắc chắn sẽ góp phần lớn trong việc tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí sản xuất và gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.