Nguyên Tắc An Toàn Khi Vận Hành Xe Nâng Mà Bạn Nên Biết

Xe nâng là một thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa có quá trình vận hàng tương đối phức tạp và yêu cầu nghiêm ngặt. Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng là một trong những điều mà người lái xe nâng cần nắm vững để đảm bảo an toàn cho mình cũng như hàng hóa và những người xung quanh. Bạn hãy cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng hiệu quả dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Cách mối nguy hại có thể xảy ra khi vận hành xe nâng

Xe nâng là một trong những thiết bị công nghiệp được sử dụng rộng rãi tại các kho bãi, nhà máy sản xuất, khu xí nghiệp… Tuy nhiên, nếu sử dụng xe nâng không đúng cách sẽ không đảm bảo được an toàn. Theo thống kê, hiện nay hàng năm xảy ra rất nhiều vụ tai nạn xe nâng với con số lên tới 1500 công nhân bị thương.

nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Một số nguyên nhân là do: tải bị rơi, xe nâng bị lật, công nhân bị ngã từ xe nâng, đè bẹp người hoặc hư hại hàng hóa, người lái xe không quan sát dẫn đến tai nạn thương tiếc… Vì thế mà việc nắm rõ các loại xe nâng cũng như nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng là điều vô cùng quan trọng.

Tai nạn có thể xảy ra nếu vi phạm các nguyên tắc

  • Tài xế không được đào tạo bài bản về nguyên tắc vật lý mà cho phép xe nâng nâng vật nặng hơn trọng tải cho phép
  • Người lái xe nâng không làm chủ được xe
  • Vi phạm các kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng
  • Vận hành xe ẩu hoặc sử dụng xe không an toàn như thiếu bộ phận, bong tróc…

Để hạn chế tối đa các tai nạn có thể xảy ra, trước khi đưa xe vào vận hành, bạn cần kiểm tra toàn bộ lại xe trước. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng xe nâng, bạn cần tiến hành kiểm tra thiết bị định kỳ để phát hiện kịp thời các sự cố, hư hỏng. Ngoài ra, sau khi sửa chữa hay thay thế các bộ phận hoặc chi tiết quan trọng, cần tiến hành kiểm tra và vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng.

Những hành động cấm khi nâng hàng

  • Khi xe nâng đang hoạt động, người lên xuống xe tự do
  • Nâng hạ, chuyển tải khi có người đứng ở bên tải
  • Có người trong vùng hoạt động của xe nâng
  • Vận hành xe trong tình trạng chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc
  • Thực hiện nâng tải bị vùi dưới đất hoặc bị các vật khác đè lên hoặc đang bị liên kết với những vật khác
  • Chuyển hướng hoạt động các cơ cấu trong khi động cơ chưa dừng hẳn
  • Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải, vừa cho cơ cấu nâng hạ tải

nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Trường hợp cần ngừng hoạt động của xe nâng ngay

Trong quá trình vận hành xe, nếu gặp phải các trường hợp sau đây thì hãy nhanh chóng ngừng hoạt động của xe để đảm bảo an toàn.

  • Có vết nứt ở những vị trí quan trọng của xe
  • Phanh xe bị hỏng, gặp vấn đề trục trặc
  • Móc, cáp, tang bị hao mòn quá giá trị cho phép, không đảm bảo an toàn khi vận hành
  • Trong các trường hợp cấp tải và dỡ vật liệu cho các phương tiện vận tải phải đảm an toàn cho các phương tiện
  • Không vận hành di chuyển xe khi khoảng cách từ tải đến các vật phía dưới nhỏ hơn 0,5m
  • Không sử dụng đầu trục để đẩy, kéo các thiết bị

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng, khi người muốn vào cabin thì người đó phải đứng tại sàn đi lại đồng thời báo hiệu cho người điều khiển cầu trục cabin biết. Khi được sự đồng ý của người điều khiển thì người lái mới được phép vào cabin, khi vào phải đóng cửa ngay và đứng ở vị trí an toàn. Tuyệt đối không được thò đầu, tay hay chân ra bên ngoài, tránh nguy hiểm.

Chỉ nên thực hiện các hoạt động nâng hạ thùng xe khi người móc cáp đứng ở vị trí an toàn. Lưu ý, không nên để các bộ phận của đầu trực và bộ phận mang tải va đập vào người, phương tiện hoặc các thiết bị khác. Nếu muốn thay đổi thì phải thực hiện đúng theo quy trình và đảm bảo an toàn.

Khi dùng cầu trục cấp tải vào toa xe, người dưới đất phải đứng cách toa xe ít nhất là 3m.

nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Những nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng mà người lái không thể bỏ qua:

  • Khởi động và vận hành xe nâng trong phạm vi hoạt động của nó, đảm bảo không có bất cứ vật cản nào và người xung quanh
  • Đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện khác khi xe đang hoạt động. Kiểm soát tốc độ chạy của xe, đặc biệt ở những nơi có tầm nhìn bị hạn chế.
  • Khi đang khởi động càng nâng, không được đạp bàn đạp ga
  • Điều chỉnh cần số ở chế độ lùi hoặc tiến trước khi tăng tốc xe. Khi vận hành xe trong các nhà xưởng, bến bãi hay nhà kho, tốc độ xe nên để ở mức 5km/h. Lưu ý, việc sang số liên tục khi xe đang hoạt động sẽ giúp cho động cơ xe trở nên linh hoạt và giúp tuổi thọ của xe được kéo dài hơn.
  • Sử dụng thắng khi xe di chuyển xuống dốc và giữ tốc độ ở mức phù hợp. Di chuyển lùi khi có mang tải và ngược lại nếu không mang tải thì di chuyển tiến.
  • Không nên để càng nâng chạm xuống mặt sàn khi di chuyển lên dốc. Di chuyển tiến khi có mang tải, ngược lại di chuyển lùi khi không mang tải.
  • Đặt khối lượng hàng có tải trọng nặng vào phía trong của khung nâng
  • Đảm bảo càng nâng khi lấy pallet đúng cách, khối hàng nằm vững trên pallet trước khi nâng và trong suốt quá trình di chuyển
  • Chỉ người đã được đào tạo mới được phép vận hành xe nâng
  • Kiểm tra và báo cáo hư hỏng, lỗi của xe nâng trước và sau khi sử dụng để đảm bảo cho quá trình vận hành an toàn lần sau
  • Không được thay đổi hay thêm bớt bộ phận nào vào xe
  • Vận chuyển hàng hóa theo tải trọng cho phép và kích thước phù hợp
  • Nĩa cần ở vị trí rộng nhất để đảm bảo quá trình nâng hạ hàng hóa được diễn ra chuẩn xác, an toàn
  • Tư thế ngồi, đặt tay và chân hợp lý theo khuyến cáo
  • Chú ý báo hiệu khi xe ở góc khuất hoặc khi rẽ, đổi hướng. Có thể sử dụng âm thanh từ còi, ánh sáng từ đèn để gây chú ý với những người xung quanh.
  • Khi động cơ còn nóng, không được phép mở nắp két nước. Nếu cần mở nắp két nước phải sử dụng giẻ nhiều lớp, đứng lệch về một bên tránh nước nóng văng vào mặt sau đó mở nhẹ từ từ nắp két nước.
  • Giữ vị trí kiện hàng với khoảng cách gần mặt đất nhất và dựa vào giá đỡ bằng cách nghiêng về phía sau góc 60 độ so với phương thẳng đứng.
  • Điều khiển xe chạy theo hướng chéo, di chuyển từng bánh một khi cần băng qua đường ray
  • Không di chuyển hàng lên cao khi đang ở giữa dốc hoặc khung nâng đang bị nghiêng