Nhãn Hiệu Hàng Hóa Là Gì? Đăng Ký Bảo Hộ Như Thế Nào?

France Laughing GIF by Feliks Tomasz Konczakowski

Nhãn hiệu hàng hóa từ lâu đã đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Đời sống ngày càng hiện đại hàng hóa lại ngày càng đa dạng. Dường như khá khó khăn cho người tiêu dùng mỗi khi cần lựa chọn sản phẩm hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa ra đời là điều kiện tất yếu, bởi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần được đặt tên nhằm giúp người tiêu dùng có những lựa chọn chính xác, nhanh chóng. Thế nhãn hiệu hàng hóa là gì? Cùng theo dõi nhé!

Tóm tắt nội dung

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu khác nhau nhằm phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc biểu thị nhãn hiệu có thể qua hình ảnh, logo, từ ngữ với nhiều màu sắc khác nhau thu hút người tiêu dùng.

Nhãn hiệu hàng hóa trong tiếng Anh có nghĩa là Brand.

nhãn hiệu hàng hóa

Như vậy, nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình trong mắt nhà doanh nghiệp, không những thế nó còn là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp nhãn hiệu hàng hóa được in trên bao bì sản phẩm hay được dán trên sản phẩm. Việc này giúp phân biệt những sản phẩm cùng loại được sản xuất được nhiều cơ sở, cũng như cho ta nhiều sự lựa chọn và tin tưởng vào sản phẩm có nhãn hiệu lâu đời.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu dịch vụ cũng được gắn vào phương tiện sản phẩm, dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ sử dụng nó như một công cụ để làm nên thương hiệu và giúp phân biệt dịch vụ dễ dàng hơn.

Nhãn hiệu được phân làm 3 loại

  • Nhãn hiệu chữ: các chữ cái, chữ số, tên riêng, tên tự đặt, một cụm từ, khẩu hiệu trong kinh doanh… (Nike, Gucci, Lock & Lock… ).
  • Nhãn hiệu hình: hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối ( hình vẽ con bò, ảnh chụp hoa cỏ… ).
  • Nhãn hiệu kết hợp: tổng thể toàn diện, có từ ngữ, hình ảnh, màu sắc… thể hiện theo sở thích của doanh nghiệp.

đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

  • Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của riêng mình mà doanh nghiệp nào cũng cần có. Nó được coi là tài sản của trí tuệ.
  • Tránh bị làm giả nhãn hiệu, hàng nhái, nhầm lẫn với nhãn hiệu khác gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và nhiều rủi ro khác. Không bắt buộc đăng ký nhưng là điều nên làm.
  • Không đăng ký, pháp luật sẽ không bảo hộ. Nếu trên thị trường xuất hiện 2 loại nhãn hiệu tương đồng nhau, người tiêu dùng sẽ bị nhầm lẫn, từ đó hàng hóa, dịch vụ của bạn sẽ bị cạnh tranh bởi hàng đạo nhái và làm mất uy tín thương hiệu.
  • Không đăng ký, muốn đòi quyền lợi cũng không được. Bạn cần pháp luật bảo hộ khi bị đạo nhái nhưng lại không đăng ký, vì nhãn hiệu không đăng ký nên sẽ không nhận được sự can thiệp nào từ pháp luật.

Những yêu cầu đối với nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa có những yêu cầu cơ bản như:

  • Trình bày rõ ràng từ kích thước đến tổng thể (thành phần không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm; trình bày trong khuôn mẫu 80mm x 80mm).
  • Kèm theo ảnh chụp, hình vẽ phối cảnh kèm theo mẫu đối với nhãn hiệu là hình ba chiều.
  • Trình bày đúng màu sắc với nhãn hiệu yêu cầu cần bảo hộ, nếu không được bảo hộ màu sắc thì phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?

Nhãn hiệu được đăng ký có cơ sở pháp lý để được pháp luật bảo hộ. Bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp khi người khác cố tình nhái nhãn hiệu của bạn cho cùng một loại sản phẩm bằng nhiều cách khác nhau:

  • Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
  • Yêu cầu đình chỉ sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa vi phạm… 
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu tại cơ quan tòa án.
  • Uỷ quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan thực thi quyền.

Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế nhãn hiệu hàng hóa

Khi thiết kế nhãn hiệu hàng hóa, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét để tạo ra một nhãn hiệu hấp dẫn và hiệu quả. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:

  • Độ phù hợp với mục tiêu khách hàng: Nhãn hiệu hàng hóa cần phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Nắm bắt nhu cầu, sở thích và giá trị của khách hàng sẽ giúp bạn thiết kế một nhãn hiệu hấp dẫn và có liên kết tốt với khách hàng.
  • Độ độc đáo và khác biệt: Nhãn hiệu hàng hóa của bạn nên có độ độc đáo và khác biệt để nổi bật trong đám đông. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng một biểu tượng, logo hoặc phong cách thiết kế độc đáo mà tạo ra sự nhận diện dễ dàng và nhanh chóng.
  • Đơn giản và dễ nhìn: Nhãn hiệu hàng hóa nên được thiết kế đơn giản và dễ nhìn. Tránh sự phức tạp và quá tải thông tin để truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả. Sử dụng màu sắc, hình ảnh và văn bản một cách hợp lý để tạo ra một thiết kế hài hòa và thu hút sự chú ý.
  • Thể hiện giá trị và lợi ích: Nhãn hiệu hàng hóa nên phản ánh giá trị và lợi ích của sản phẩm. Điều này có thể được thể hiện thông qua cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ hay ký hiệu để gợi lên các giá trị, tính năng hoặc lợi ích đặc biệt mà sản phẩm mang lại.
  • Đồng nhất và nhất quán: Đảm bảo rằng nhãn hiệu hàng hóa của bạn tuân thủ một phong cách thiết kế đồng nhất và nhất quán trên tất cả các sản phẩm và kênh tiếp thị. Điều này giúp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu và tạo sự nhận diện mạnh mẽ.

So sánh giữa nhãn hiệu và tên thương hiệu

  • Một thương hiệu có thể là một nhãn hiệu, một chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại của một công ty doanh nghiệp. Thương hiệu được tạo ra bởi tính phổ biến rộng rãi và đạt một sự uy tín, niềm tin đối với người tiêu dùng.
  • Một thương hiệu gồm các đối tượng có quyền sở hữu trí tuệ khác nhau (kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả) và các đối tượng không phải quyền sở hữu trí tuệ (chăm sóc khách hàng, phục vụ riêng biệt).
  • Luật sở hữu trí tuệ đã ban hành quy định về việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, nhưng thương hiệu thì lại không, vì nó quá phức tạp và đòi hỏi nhiều biện pháp tổng hợp.
  • Về lý thuyết, nhãn hiệu và thương hiệu có thể được định giá để xác định tài sản, góp vốn, chuyển nhượng hay chuyển giao quyền. Phải đánh giá từng đối tượng cụ thể vì thực ra bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về vấn đề nhãn hiệu hàng hóa là gì? Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định cũng như cách thức bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Từ đó, chủ động hơn trong việc bảo vệ lợi ích của đơn vị, doanh nghiệp mình trong hoạt động kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hiện nay, pallet được sử dụng rất phổ biến để bảo vệ lưu trữ và vận chuyển hàng hóa  an toàn. Nếu bạn có đang tìm mua pallet nhựa giá rẻ tại TPHCM thì hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn và báo giá nhanh chóng nhé!