Một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay là Nhựa Composite. Có giá thành thấp nhưng lại sở hữu nhiều tính năng nổi bật nên nhựa composite được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kiến thức về nhựa Composite. Cùng tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Nhựa composite là gì?
Nhựa composite hay còn được gọi là nhựa FRP. FRP có tên đầy đủ là Fibeglass Reinfored Plastic có nghĩa là nhựa cốt sợi thủy tinh.
Nhựa composite khác với các loại nhựa khác như PE, PP, PVC… chúng được làm từ nhựa pha với chất độn.
Nhựa composite có đặc tính dẻo dai và khả năng chống lại những tác động của hóa chất và môi trường.
Thành phần của Composite
Thành phần cốt lõi
- Nhóm sợi khoáng chất: sợi gốm, sợi cacbon, sợi thủy tinh
- Nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kynol, sợi Apyeil, sợi Kermel, sợi Nomex
- Sợi gốc thực vật: sợi gai, sợi đay, sợi dứa, giấy…
- Sợi gốc khoáng chất: sợi Silic, sợi Amiăng…
- Sợi nhựa tổng hợp: sợi polyamide, sợi polyester (tergal, dacron, terylene…)
- Sợi kim loại: nhôm, đồng, thép…
Thành phần và cấu tạo
Vật liệu composite gồm hai thành phần chính là vật liệu nền và nguyên vật liệu gia cường.
- Vật liệu nền hay gọi là pha nhựa: có khả năng đảm bảo các yếu tố cốt bên trong composite được liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite. Vật liệu nền bao gồm polymer (polyester, PP, PE, PVC, cao su, Epoxy…), kim loại và ceramic…
- Nguyên liệu gia cường (phần cốt): nhờ có thành phần này nên composite có những đặc điểm cơ lý tính cần thiết. Về cơ bản có 2 kiểu nguyên liệu cốt đó là dạng cốt sợi và dạng cốt hạt. Nguyên liệu gia cường gồm các loại sợi (thủy tinh, cacbon, acramic…), hạt (hạt đất sét, hạt kim loại, bột đá, bột gỗ…) hoặc các hình dạng đặc biệt khác.
Công nghệ chế tạo Composite
Có nhiều công nghệ để chế tạo vật liệu Composite. Như:
- Công nghệ khuôn tiếp xúc: lăn tay, phun, lát máy
- Công nghệ khuôn với diaphragm đàn hồi: khuôn chân không, khuôn chân không – autoclave, khuôn ép diaphragm
- Công nghệ tẩm áp lực
- Công nghệ dập trong khuôn
- Công nghệ quấn
- Công nghệ pulltrusion: đây là quy trình liên tục và tự động
Ưu – Nhược điểm của nhựa composite
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nhựa composite có tái chế được không?
Đây là một nhược điểm lớn của nhựa composite. Với sự phát triển của công nghệ, con người ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Vì thế việc tái sử dụng và tái chế là điều được nhiều người chú trọng.
Với kết cấu đặc biệt, nhựa composite được pha trộn bởi nhiều loại vật liệu khác nhau nên không có khả năng tái chế cũng như tái sử dụng như những loại nhựa khác.
Đây là điều băn khoăn lớn nhất của các khách hàng khi mua các sản phẩm về composite.
Nhựa composite có độc không?
Nhựa Composite có nhiều ứng dụng cần thiết trong cuộc sống. Trên thực tế tại Việt Nam hay trên thế giới chưa từng ghi nhận ca nhiễm độc từ nhựa composite.
Tuy nhiên, chất lượng của các sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều vào hãng sản xuất, công nghệ cũng như trình độ công nhân. Vì thế, bạn nên lựa chọn những sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, kiểm định của cơ quan uy tín.
Những ứng dụng của nhựa composite trong cuộc sống
Nhờ những tính năng vượt trội của nhựa composite nên nó được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành công nghệ và sản xuất:
- Ống dẫn nước thải, hóa chất
- Vỏ máy bay, động cơ, tên lửa, tàu vũ trụ
- Bình chịu áp lực cao
- Ống dẫn xăng dầu
- Lốp xe đạp, xe máy
- Hệ thống cách điện
- Ứng dụng trong nội thất nhà cửa, văn phòng, phủ ngoài tấm ván nhựa PVC foam…
- Thùng rác công cộng
- Đồ chơi trẻ em
- Vật liệu trang trí nhà cửa
Trên đây là chia sẻ của Nhựa Sài Gòn về nhựa Composite. Thông qua bài viết này, có lẽ bạn đã phần nào hiểu hơn về đặc tính, tính chất và ứng dụng của nhựa composite.
Nhựa Sài Gòn cũng là Địa Chỉ Bán Thùng Rác Nhựa Composite chất lượng được người dùng đánh giá cao. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mua hàng và nhận về nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!