Nhựa PVC là một chất liệu không thể thiếu trong các sản phẩm công nghiệp và nó ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Nhưng không phải ai cũng biết về nhựa PVC là gì và đặc điểm của loại nhựa này trong cuộc sống như thế nào. Hôm nay cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu về loại nhựa này ngay nhé!
Tóm tắt nội dung
Nhựa PVC là gì?
Nhựa PVC có tên gọi đầy đủ là Polyvinyl Clorua, đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng vinyl clorua CH2=CHCl. Trong điều kiện thường, nhựa PVC tồn tại ở thể rắn, có màu trắng hoặc màu hổ phách và không có mùi.
Về bản chất, nhựa PVC nguyên chất không độc hại và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Nhựa nguyên chất PVC có độ chịu lực kém nên khi gia công chất liệu này, người ta đã tăng độ dẻo dai bằng cách thêm nhiều chất phụ gia khác như: CPE, MBS, EVA… Tuy nhiên, nếu những chất phụ gia này nhiễm vào người quá mức cho phép thì có thể gây nên ung thư, phá hủy nội tiết tố và gây ra các bệnh nguy hiểm khác.
Chính vì thế, những sản phẩm được làm từ nhựa PVC đều cần sử dụng một lượng chất phụ gia phù hợp để không gây hại đến sức khỏe con người.
Phân loại nhựa PVC
Có rất nhiều cách để phân loại nhựa PVC. Phân loại dựa vào đặc tính bên ngoài của nhựa PVC thì được chia thành 2 loại chính như sau:
- Nhựa PVC cứng: Đây là loại nhựa thường không sử dụng các chất phụ gia hoặc nếu có thì hàm lượng rất thấp, nhỏ hơn 5%. Loại nhựa này được tạo ra trong điều kiện nhiệt độ 160-180 độ C và không gây độc hại. Các sản phẩm được làm từ nhựa PVC là cửa, khung cửa, đồ chơi, đồ gia dụng…
- Nhựa PVC dẻo: Để đảm bảo cho sản phẩm ra đời có độ dẻo dai tốt nhất, người ta sẽ cho thêm các chất phụ gia với hàm lượng từ 5-15%. Các sản phẩm làm từ nhựa PVC dẻo là: thiết bị y tế, dây cáp điện, màng bọc thực phẩm…
Dựa vào hình thức bên ngoài của các sản phẩm làm từ nhựa PVC thì chúng được chia thành nhựa PVC tấm và nhựa PVC cuộn.
Dựa vào màu sắc thì nhựa PVC được chia thành: nhựa PVC màu trắng, màu hổ phách và không màu.
Xem thêm : quy trình sản xuất nhựa PVC
Ưu điểm nổi bật của nhựa PVC
Độ bền cao
Ưu điểm đầu tiên mà bạn có thể thấy ở dòng nhựa PVC là chịu được nước, tiếp xúc với nắng mưa mà không lo bị han gỉ. Xét về độ bền của sản phẩm làm từ PVC thì bạn hoàn toàn yên tâm. Theo thống kê cho thấy ống nhựa PVC thiết kế dạng ngầm có thể sử dụng lên tới 35 năm mà không có dấu hiệu hư hỏng.
Khả năng chống cháy
Nhựa PVC chứa hơn 50% clo có khả năng chống cháy cực kỳ tốt. Nhiệt độ cháy của PVC cao hơn rất nhiều so với các vật liệu khác, lên tới 455 độ C.
Khả năng cách điện
PVC có khả năng kháng điện nên sản phẩm có khả năng chịu được cường độ điện lớn. Nên nó thường được để sử dụng làm dây cáp truyền thông, băng cách điện…
Tính chất cơ học
Nhựa PVC có độ cứng chắc chắn, chịu lực và chống ăn mòn tốt. Ngoài ra, nhựa PVC còn có trọng lượng nhẹ và có độ dẻo nên dễ trong việc chế tác.
Kháng hóa chất
Nhựa PVC có thể kháng các chất vô cơ, thích hợp dùng để sản xuất các loại ống dẫn, ống xả và các dụng cụ y tế.
Ứng dụng của nhựa PVC trong đời sống
Ống nhựa PVC
Có 2 loại ống nhựa được làm từ nhựa PVC là ống uPVC nhựa cứng và ống nhựa mềm. Ống nhựa PVC được sản xuất đa dạng thành ống dẫn cấp nước, ống nước thải, ống dẫn xăng dầu và khí ở nhiệt độ dưới 60°C, ống dẫn tưới tiêu trong các nông trại… Tuy nhiên, ngày nay người đã sử dụng loại ống làm từ nhựa HDPE dần thay thế cho ống nhựa PVC để giảm mức độ độc hại từ các chất phụ gia.
Dây và cáp điện
Nhờ khả năng cách nhiệt tốt mà nhựa PVC được dùng để làm dây điện và cáp điện. Tùy vào mục đích khác nhau mà các loại dây cáp được phân chia thành dây sử dụng ở 70°C, 90°C và 105°C. Dây truyền tải điện dân dụng trong hộ gia đình thường là loại 70°C, còn loại 90°C và 105°C thì được dùng trong xe hơi, trạm biến thế và tàu biển…
Màng nhựa PVC
Màng nhựa PVC được chế tạo từ quá trình cán hoặc thổi trên máy chuyên dụng. Một số loại màng nhựa PVC gồm có các loại mềm, bán cứng và cứng tùy theo hàm lượng chất hóa dẻo được thêm vào. Để tạo ra màng nhựa PVC cứng thì hàm lượng chất hóa dẻo < 5 phr (5 phần hóa dẻo/100 phần PVC), màng nhựa PVC bán cứng: từ 5 – 15 phr và màng nhựa PVC mềm: > 15 phr.
Màng nhựa PVC được sử dụng nhiều trong việc sản xuất ra áo mưa, màng bọc, bao bì đóng gói sản phẩm, nhãn chai nước khoáng, màng phủ ruộng muối, album…
Thanh uPVC
Thanh uPVC được tạo ra có khả năng cách âm, cách nhiệt và chịu nhiệt lên đến 1000°C, có lắp lõi thép gia cường để có thể tăng khả năng chịu lực cho kết cấu cửa. Thanh uPVC được ứng dụng trong sản xuất các dòng sản phẩm cửa nhựa lõi thép, cửa sổ, cửa chính, hàng rào nhựa, vách ngăn PVC…
Ngoài ra, nhựa PVC còn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác như:
- Vật liệu xe ô tô: Vật liệu cách nhiệt ô tô, phụ tùng thiết bị ô tô, thảm da nhân tạo…
- Thiết bị điện, đồ gia dụng: Vỏ ghế nệm, vỏ tủ lạnh…
- Thiết bị y tế: Ống truyền nước, ống kim tiêm…
- Thực phẩm: Bọc thực phẩm dùng 1 lần, bao bì đóng gói…
Nhựa PVC cứng có mật độ nhựa cao rất cứng và bền bỉ, có thể chịu được tác động của môi trường nên đây là sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, vật liệu ô tô, y tế… Nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp thì loại nhựa này lại có độ bền không cao.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chất liệu nhựa PVC. Hy vọng thông qua bài viết của Nhựa Sài Gòn, bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp từ nhựa PVC.
Nhựa Sài Gòn cũng là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa và pallet để kê hàng ống PVC hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn Mua Pallet Cũ Ở TPHCM