Những kiến thức an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nó không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ, sự sống của con người mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con người, kiến thức an toàn thực phẩm là một yếu tố thiết yếu mà con người cần được trang bị.

Tóm tắt nội dung

An toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm là gì (1)
An toàn thực phẩm là gì (1)

Trước khi khám phá kiến thức an toàn thực phẩm cụ thể, chi tiết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về  khái niệm của an toàn thực phẩm.

  • Thực phẩm: còn có cách gọi khác là thức ăn bao gồm các chất như: chất béo, chất đạm,…và kể cả nước uống. Thực phẩm là những gì mà con người tiêu thụ trực tiếp, hằng ngày bằng cách ăn hoặc uống nhằm duy trì sự sống. Nguồn gốc của thực phẩm thường là động vật, thực phẩm, vi sinh vật,….

  • An toàn thực phẩm: là việc đảm bảo mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đối với con người là không nguy hiểm, gây hại trong quá trình chuẩn bị, chế biến

Như vậy, có thể hiểu an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thức ăn mà con người tiêu thụ không có ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe, tính mạng. Kiến thức an toàn thực phẩm bao gồm các quy định, nguyên tắc về chuỗi hoạt động: lựa chọn, mua, sử dụng, sơ chế, chế biến và đưa vào tiêu thụ của con người sạch sẽ, an toàn.

Tại sao cần trang bị kiến thức an toàn thực phẩm?

  • Đối với người tiêu dùng: người tiêu dùng khi được trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm thì sẽ có khả năng phân biệt và lựa chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc, an toàn và chất lượng. Với kiến thức này, người tiêu dùng có thể xem xét các yếu tố như thương hiệu, nhà sản xuất, hạn sử dụng, các chỉ số dinh dưỡng,..khi lựa chọn thực phẩm để ăn uống an toàn cho sức khỏe.

  • Đối với nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm: Học tập và nghiên cứu về các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm được xem là một trong những hoạt động bắt buộc của nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Qua quá trình trang bị kiến thức, nhà sản xuất có thể:

    • Hiểu biết về cách sử dụng các loại hóa chất sao cho phù hợp, đúng liều lượng, đúng cách và an toàn.

    • Đảm bảo thực phẩm khi cung cấp cho người tiêu dùng là những sản phẩm tươi ngon và đã được kiểm định.

    • Cam kết quá trình chế biến thực phẩm vệ sinh sạch sẽ từ các khâu chuẩn bị đến khâu chế biến, đóng gói; từ chính bản thân người làm đến các dụng cụ, môi trường xung quanh.

Những kiến thức an toàn thực phẩm cần biết

Những mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm

Mối nguy hoá học
Mối nguy hoá học

Những yếu tố, tạp chất bên trong thực phẩm được xem là “mối nguy” khi nó gây hại đến sức khoẻ, tính mạng của con người. Những mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm bao gồm:

Mối nguy hóa học

  • Các loại hoá chất được sử dụng trong ngành nông nghiệp, trồng trọt: phân bón, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu,… sử dụng sai liều lượng, không đúng cách.

  • Các chất hoá học từ môi trường bên ngoài: khí thải từ các loại phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất; ô nhiễm cadimi từ quá trình xử lý chất thải, rác, quặng,…

  • Các chất phụ gia (hương liệu, chất tẩy rửa, màu hoá học,…) không đúng theo quy định của Bộ Y tế

  • Các chất bị hạn chế sử dụng trong bao bì chứa, đóng gói thức ăn, đồ uống.
  • Chất độc tự nhiên (nấm độc, cóc, mầm khoai tây,….).

Mối nguy sinh học:

Mối nguy sinh học
Mối nguy sinh học

Đây là mối nguy thường xuyên gây ra ô nhiễm thực phẩm nhất (chiếm 50-60%).

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn xuất hiện ở mọi nơi, đặc biệt có mặt chủ yếu ở rác thải, bụi bẩn và cả thực phẩm tươi sống. Thậm chí, cơ thể con người cũng chứa khá nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

  • Virus: So với vi khuẩn, virus có kích thước nhỏ hơn nhiều lần. Khác với vi khuẩn, virus có thể chịu được lạnh nhưng không thể chịu được nóng. Virus tồn tại trong các loại thực phẩm như rau, quả bởi rau quả được chăm sóc, tươi nước từ phân hoặc các loại đồ ăn sống. Người tiêu dùng có thể bị lây nhiễm bệnh chỉ với số lượng virus rất ít.

  • Ký sinh trùng: Các loại ấu trùng thường tồn tại trong các loại thực phẩm như là thịt bò, thịt lợn, tiết canh….khi chưa được nấu kĩ, khi vào đường ruột con người sẽ ký sinh ở đường ruột, gan, phổi,…gây hại cho sức khỏe con người.

Mối nguy vật lý:

  • Mảnh vụn, vỡ từ kim loại, thuỷ sinh; đất, cát, sạn; lông, tóc;…bị lẫn vào trong thực phẩm.

  • Các thực phẩm bị ảnh hưởng bởi phóng xạ: động vật,  thực vật và cả nước ở trong môi trường bị nhiễm phóng xạ; bảo quản thực phẩm sai cách dẫn đến sản phẩm bị nhiễm phóng xã;…

Xem thêm: Nội dung quy định về an toàn thực phẩm trong trường học

Các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

Điều kiện về cơ sở vật chất

  • Địa điểm, môi trường:

    • Vị trí để xây dựng cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm phải là nơi không bị ngập nước, cách xa nơi chứa nguồn nhiễm.
  • Thiết kế, bố cục, cách sắp xếp khu vực sản xuất, chế biến, phục vụ thực phẩm

    • Các khu vực phải có sự cách biệt rõ ràng: chế biến – không chế biến; nguyên liệu – sơ chế – gói hàng – ăn uống;…
    • Kho chứa thực phẩm thì phải được thiết kế thích hợp với các đặc điểm của các loại thực phẩm khác nhau.
    • Các khu vực phải thiết kế, sắp xếp đồ đạc thoáng đãng, rộng rãi và thường xuyên được vệ sinh để tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng, động vật có hại,…
    • Diện tích các khu vực cần phù hợp với mục đích sử dụng, phòng tránh ô nhiễm chéo từ các loại thực phẩm, công đoạn thực hiện.
  • Hệ thống cung cấp nguồn nước:

    • Hệ thống cung cấp nước đảm bảo các yếu tố: không rò rỉ, làm bằng vật liệu an toàn.
    • Nguồn nước cần phải kiểm tra vệ sinh, chất lượng theo định kỳ 6 tháng/lần.
  • Hệ thống xử lý chất thải:

    Cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    Cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Cống rãnh thông thoáng, không ứ đọng, có thiết kế phù hợp.
    • Các khu vực phải được trang bị đầy đủ thùng rác, có nắp đậy để chứa đựng và phân loại rác.
    • Rác thải phải được thu gom, xử lý trong khoảng thời gian nhất định.

Điều kiện về thiết bị, dụng cụ

  • Dụng cụ phải được vệ sinh thường xuyên, không độc, không bị ăn mòn.
  • Các loại bao gói phải đảm bảo chất lượng, an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Không sử dụng các loại độc hại.
  • Các dụng cụ, thiết bị vệ sinh phải được trang bị đầy đủ.
  • Có các thiết bị phòng chống côn trùng hiệu quả, dễ tháo lắp để vệ sinh.
  • Thiết bị thu gom, chứa đựng rác thải phải được làm bằng chất liệu bền, có nắp đậy kín
  • Có lắp đặt các thiết bị để giám sát các quá trình để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm

Điều kiện về con người

Nhân viên nghiêm túc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm
Nhân viên nghiêm túc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm
  • Nhân viên trong nhà bếp hay kể cả nhân viên phục vụ trong nhà ăn đều phải được khám sức khoẻ định kỳ.

  • Nhân viên đều phải được đào tạo, trang bị các kiến thức liên quan đến quy định về an toàn thực phẩm trong trường học.

  • Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng bao gồm: mũ, găng tay chuyên dụng, khẩu trang.

  • Nhân viên còn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm trong trường học: sạch sẽ, không hút thuốc, không để móng tay dài,…

Những phương pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm

  • Đảm bảo chế biến thực phẩm an toàn

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm

  • Đóng gói thực phẩm hợp vệ sinh

  • Bảo quản thực phẩm an toàn

  • Quá trình vận chuyển thực phẩm

  • Giám sát quá trình chế biến thực phẩm, đảm bảo chất lượng.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kiến thức an toàn thực phẩm. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể áp dụng vào cuộc sống, biết cách đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ chính mình và những người xung quanh.

Ngoài ra, nếu như bạn đang cần tìm kiếm địa chỉ cung cấp dụng cụ thu gom, xử lý rác thải – thùng rác để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thì hãy click vào link https://nhuasaigon.com.vn/ để đến với Nhựa Sài Gòn. Nhựa Sài Gòn – công ty cung cấp các sản phẩm thùng rác uy tín, chất lượng và đa dạng về kiểu mẫu và mục đích. Không chỉ thế, Nhựa Sài Gòn còn hứa hẹn mang lại trải nghiệm mua hàng tuyệt vời cho bạn với dịch vụ, chương trình chăm sóc đặc biệt.