Nuôi tôm công nghệ cao là một trong những ngành nông nghiệp tiên tiến và hiệu quả, đóng góp lớn vào giá trị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, cạnh tranh quốc tế.
Vậy quy trình nuôi tôm công nghệ cao là gì và lợi ích của nó ra sao? Áp dụng nuôi tôm công nghệ cao để thu về hàng trăm tỷ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Nhựa Sài Gòn.
Tóm tắt nội dung
Nuôi tôm công nghệ cao là gì?
Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình phổ biến hiện nay của Việt Nam, áp dụng đúng kỹ thuật, tôm đạt năng suất cao nhờ kiểm soát toàn bộ chu trình nuôi. Thông qua áp dụng công nghệ cho ăn tự động, công nghệ điện toán đám mây và những kỹ thuật nuôi tôm, cho ăn,… để dễ dàng kiểm soát môi trường nước.
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao còn được sắp xếp lại, bố trí hợp lý, liên hoàn, từ ao nuôi – ao lắng – ao trữ nước – ao chứa chất thải và đặc biệt là hệ thống xử lý chất thải được hình thành.
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay được áp dụng ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Tổng hợp quy trình gồm 4 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn xử lý nguồn nước
Giai đoạn xử lý nguồn nước là giai đoạn đầu tiên trong quy trình nuôi tôm công nghệ cao để tôm có được môi trường sống lành mạnh, có thể phát triển toàn diện. Ở giai đoạn này, tất cả các tác nhân độc tố có trong nước có thể gây hại cho tôm bị loại bỏ như chất thải ô nhiễm, các độc tố và vi khuẩn có hại,…
Hướng dẫn xử lý nước nuôi tôm công nghệ cao:
- Nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng, giúp loại bỏ vi sinh vật gây hại đến sự phát triển của tôm.
- Nên chọn những ngày không mưa để lấy nước vào ao lắng nhằm đảm bảo độ mặn từ 15 – 20 ‰.
- Nên ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại.
- Trang bị quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi đến khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu mới tiến hành bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành gây màu nước.
Giai đoạn 2: giai đoạn cho ăn
Thông qua hệ thống công nghệ cao, tôm được cho ăn tự động nhằm cung cấp lượng thức ăn vừa đủ và đúng thời điểm. Đảm bảo tôm sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng tối ưu, cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh.
Công thức cho tôm ăn có thể tính như sau:
Thức ăn tính trên 100.000 Pl12
Cho ăn mỗi ngày 5 lần: sáng 6h30, 9h30, trưa 12h30, 15h30, chiều tối 18h30, mỗi cử cho ăn 40g, tổng 200g. 5 ngày đầu mỗi ngày tăng 100g, 5 ngày kế tiếp mỗi ngày tăng 200g. từ ngày 11-15, mỗi ngày tăng 300g, khi tôm ăn được thức ăn nổi số 2 thì trộn thêm:
– Sáng 6h30: Organic 5g+ Elecamin 5ml/kg thức ăn
– Sáng 9h30: Lactozyme 10g+ Betazyme 5g/kg thức ăn.
– Trưa: 12h30: Hepatic 5ml + Vitamin C Antistress 5g/kg thức ăn.
– Chiều 15h30: Vime-Aquazyme 5g + Vimekat 5ml/kg thức ăn.
– Tối: 6h30: Can-xi-phot 10ml+ Probisol 5g/kg thức ăn.
Cuối mỗi ngày, nên kiểm tra lại lượng thức ăn trong ao ương có dư thừa không, nếu có rút sã đáy để đảm bảo nền đáy sạch không ảnh hưởng đến môi trường ao ương.
Giai đoạn 3: giai đoạn giám sát
- Nhằm theo dõi tốc độ tăng trưởng và tình hình sức khỏe của con tôm, trong quy trình nuôi tôm công nghệ cao còn bao gồm thực hiện cả việc giám sát. –
- Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm, NH3 ngày/lần để điều chỉnh cho phù hợp.
- Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe tôm trong ao nhằm xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.
- Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao ương: Vime-Bitech hoặc Vime-Subtyl 300-500g ủ với 2kg mật gỉ đường + 40l nước ao ương rồi ủ khoảng 4-6h rồi tạt xuống ao ương.
Giai đoạn 4: giai đoạn thu hoạch và bảo quản
Khi tôm đạt kích cỡ 100 con/kg có thể thu tỉa hoặc san thưa với mật độ nuôi còn lại là dưới 100 con/m3 nước, để có thể nuôi tôm về size lớn hơn đạt kích cỡ thương phẩm 20-30 con/kg.
Trước khi quyết định thu hoạch cần thống nhất giá cả và thời gian giao nhận sản phẩm với cơ sở thu mua.
Dụng cụ thu hoạch:
- Lưới,
- Vợt
- Rổ đựng
- Đòn khênh…
Thời điểm thu hoạch tôm
- Chọn thời điểm tôm có giá tốt khi tôm đạt kích cỡ để thu hoạch. Trước khi thu hoạch theo dõi chu kỳ lột xác của tôm, tránh thu tôm khi đang trong chu kỳ lột xác.
* Lưu ý: Giai đoạn từ 45-90 ngày tuổi chu kỳ lột của tôm cách nhau từ 8-9 ngày nhưng do tôm lột không đồng nhất:
– Ngày thứ 01: ngày bắt đầu lột thì tôm lột được khoảng 15-20%.
– Ngày thứ 02: tôm lột khoảng 20-30%.
– Ngày thứ 03: tôm lột khoảng 40-50%.
– Ngày thứ 04: tôm lột khoảng 15-20%.
– Ngày thứ 05: số tôm còn sót lại sẽ lột gần hết.
Thu hoạch và vận chuyển tôm vào thời điểm trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát); tránh làm tôm bị dập nát; bảo quản lạnh và thời gian vận chuyển đến nơi sơ chế, chế biến đảm bảo yêu cầu.
Yêu cầu với người thu hoạch tôm:
- Người thu hoạch phải thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định trước khi tham gia vào hoạt động thu hoạch, vận chuyển tôm thương phẩm.
- Các dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển chuyên dùng phải được vệ sinh khử trùng trước và sau khi sử dụng.
Để hỗ trợ vận chuyển và bảo quản tôm sau khi thu hoạch, quý khách hàng có thể sử dụng pallet nhựa của Nhựa Sài Gòn.
XEM CHI TIẾT CÁC SẢN PHẨM PALLET NHỰA SÀI GÒN
Đặc trưng của mô hình nuôi tôm công nghệ cao
Đặc trưng của mô hình nuôi tôm công nghệ cao: Dùng công nghệ hiện đại để xử lý và kiểm soát nước ao nuôi tôm, áp dụng hệ thống quản lý thông minh, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo ngày và từng thời điểm trong ngày, sử dụng sản phẩm sinh học cho tôm.
Kiểm soát và xử lý nước ao bằng công nghệ hiện đại
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao giúp duy trì chất lượng nước ổn định và làm giảm rủi ro bệnh tật nhờ sử dụng hệ thống lọc nước hiện đại để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh khỏi nước ao.
Nuôi tôm công nghệ cao cũng kiểm soát nhiệt độ, lượng oxy hòa tan, độ pH và các thông số khác dù nuôi tôm nước ngọt hay để đảm bảo môi trường thích hợp cho sự phát triển của tôm.
Áp dụng hệ thống quản lý thông minh
Các thông số quan trọng của ao nuôi tôm như nhiệt độ, lượng oxy hòa tan hay chất lượng nước dễ dàng được theo dõi trong quy trình nuôi tôm công nghệ cao thông qua hệ thống giám sát và quản lý cảm biến máy tính.
Thông qua hệ thống quản lý thông minh này giúp bà con có thể nắm bắt được điều kiện sống của tôm và đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng dựa trên dữ liệu cập nhật sớm nhất.
Lượng thức ăn hàng ngày được điều chỉnh phù hợp
Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng giai đoạn của tôm, mô hình nuôi tôm công nghệ cao sẽ sử dụng lượng thức ăn tùy chỉnh được phát triển giúp tôm tăng trọng và tăng hiệu suất nuôi trồng.
Sử dụng sản phẩm sinh học cho tôm
Các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sức đề kháng của tôm thông qua việc sử dụng men vi sinh và các chế phẩm sinh học. Đồng thời tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp khi tôm nhiễm bệnh.
Quản lý chặt chẽ vấn đề chất thải
Quản lý chất thải được quan tâm hơn khi áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Các mô hình này tập trung vào việc kiểm soát và xử lý chất thải nuôi trồng một cách hiệu quả để giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao coi trọng sự bền vững và hiệu quả trong sản xuất, đồng thời giảm tác động tiêu cực lên môi trường, làm cho ngành nuôi tôm trở nên bền vững và mang lại lợi ích kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Lợi ích của nuôi tôm công nghệ cao mang lại
Tăng năng suất
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao cho phép nuôi được nhiều tôm hơn trong cùng một diện tích ao, với tỷ lệ sống cao hơn so với quy trình nuôi truyền thống.
Tăng chất lượng
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao giúp tạo ra sản phẩm tôm sạch, ngon, đẹp, không chứa kháng sinh hay chất bảo quản, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Tăng an toàn sinh học
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao giảm thiểu được nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, gây hại cho sức khỏe của người nuôi và người tiêu dùng.
Giảm chi phí
Quy trình nuôi tôm công nghệ cao tiết kiệm được chi phí cho thức ăn, thuốc thú y, nước, điện, nhân công, vận chuyển và chế biến.
Mang tính bền vững
Bằng cách áp dụng hệ thống xử lý nước ao nuôi, hệ thống xử lý chất thải. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao được thiết kế bền vững hơn so với những mô hình truyền thống khác. Từ đó, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường sinh sống của tôm.
5 mô hình nuôi tôm công nghệ cao hiện nay
Mô hình nuôi RAS |
|
Mô hình nuôi Biofloc |
|
Mô hình nuôi 2 giai đoạn | Giai đoạn 1: tôm được nuôi trong ao ương từ 20-30 ngày trong diện tích ao nhỏ
Giai đoạn 2: nuôi thương phẩm ở ao lớn từ 60-70 ngày là có thể thu hoạch được. |
Mô hình nuôi 3 giai đoạn | Điểm khác biệt của công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn là giai đoạn nuôi thương phẩm được tách làm 2, mỗi giai đoạn kéo dài 25-30 ngày. Rút ngắn chu trình nuôi, hiệu quả kinh tế cao. |
Mô hình CPF-Combine thế hệ 2 | Nuôi theo ao tròn, được bố trí hầm biogas chứa chất thải của tôm, xác tôm dùng để làm khí đốt |
Một số câu hỏi về nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao có tốn chi phí nhiều không?
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tốn kém chi phí đầu tư ban đầu từ 250-300 triệu đồng, mức đầu tư này có thể thu hồi sau 1-2 vụ thu hoạch
Nuôi tôm công nghệ cao có tác động đến môi trường không?
Nuôi tôm công nghệ cao chú ý đến bảo vệ môi trường, sử dụng các chế phẩm sinh học và quy trình tuần hoàn khép kín để xử lý nước thải và bể nuôi, biến chất thải sinh học thành thức ăn cho tôm.
Khi nào không nên thả giống tôm? Vì sao?
Không nên thả giống tôm và lúc nắng gắt hoặc trời mưa dẫn đến việc tôm bị sốc tỷ lệ sống không cao
Thời điểm tốt nhất và hợp lý nhất để thả giống tôm giống là vào ban đêm, khi thời tiết mát mẻ và trước khi tôm bắt đầu quá trình lột xác, thường là từ 21h đến 2h sáng.
Xem thêm các bài viết hay về công nghệ cao
- Ứng dụng nuôi cá công nghệ cao thu tiền tỷ mỗi năm
- 10 Ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao
- [Tổng hợp] thông tin về khu công nghiệp công nghệ cao
- Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp công nghệ cao
- Trồng trọt công nghệ cao – xu hướng mới cho ngành nông nghiệp
- Trồng rau công nghệ cao thu về 400 triệu/ha