Nguyên Nhân, Thực Trạng Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam Hiện Nay

episode 9 smoke GIF

Con người và các loài động thực vật không có đủ không khí để thở thì sẽ ra sao? Và sẽ ra sao nếu hàng ngày chúng ta phải hít thở phải không khí chứa đầy tạp chất, bụi bẩn, độc hại? Chúng ta không thể sống nếu không có không khí. Nếu ô nhiễm không khí ở Việt Nam ngày càng nặng nề hơn thì quả thực nó sẽ để lại những hệ quả vô cùng khó lường.

Ngay bây giờ, tiếp tục chủ đề về ô nhiễm môi trường. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu cụ thể hơn về ô nhiễm không khí nhé!

>>Xem thêm:

Tóm tắt nội dung

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói bụi, hơi, khí lạ đưa vào không khí tạo nên các mùi lạ, giảm tầm nhìn và làm biến đổi khí hậu. 

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên Trái Đất.

ô nhiễm môi trường ở việt nam

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Trong báo cáo mỗi năm về chỉ số hiệu suất môi trường do Tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, chỉ ra Việt Nam đứng trong top 10 nước bị ô nhiễm không khí tại châu Á. Điều đáng lưu ý rằng tổng lượng bụi ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đều liên tục tăng cao, khiến chỉ số ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang rất báo động.

Có nhiều thời điểm tại 2 thành phố này bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và hoạt động đi lại.

Trong báo cáo về “Hiện trạng ô nhiễm không khí tại TPHCM” gần đây cho thấy không khí tại TPHCM đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, bởi khí thải từ các nguồn giao thông vận tải, công nghiệp cùng với các hoạt động sản xuất, công trình xây dựng… Vì thế mà nồng độ bụi mịn trong không khí tại TPHCM luôn vượt mức cho phép, đặc biệt là vào những thời điểm nắng nóng.

Ở góc độ ô nhiễm không khí trong nhà thì khói thuốc lá chính là nguyên nhân chính gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển của phổi. 

thực trạng ô nhiễm không khí ở việt nam

Còn ở vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động bởi các hoạt động sản xuất của làng nghề, đun nấu, đốt rơm rạ, xây dựng…

Tuy nhiên, tại các làng nghề, vấn đề ô nhiễm không khí đang có dấu hiệu tăng lên. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất và sản phẩm của từng ngành nghề, ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khí độc, mùi, tiếng ồn và hơi kim loại. Tại các làng nghề tái chế nhựa, nồng độ SO2 và NO2 đang vượt hơn rất nhiều lượng cho phép.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam và toàn cầu

Nguyên nhân khách quan

  • Bụi, gió: Gió là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. Khi mà bụi, các khí chất độc, hôi thối bị gió đẩy đi hàng trăm kilomet. Điều này làm lan truyền ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới con người và sinh vật, động thực vật.
  • Bão, lốc xoáy: Mỗi trận bão luôn chứa một lượng lớn khí NOx làm môi trường không khí ô nhiễm cực nặng. Khi xảy ra các trận bão cát, tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng cao.
  • Núi lửa phun trào: Các khí Clo, Metan, lưu huỳnh… nằm sâu trong các tầng dung nham hàng trăm năm. Khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng chúng, làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Cháy rừng: Những vụ cháy rừng sẽ tạo ra các khí nitơ oxit rất lớn.
  • Thời điểm giao mùa: Vào khoảng các tháng 10-11, thời điểm giao mùa thường kèm theo sương mù, khiến cho các hạt bụi mịn không được giải phóng mà bị giữ lại trong sương. Điều này làm cho cả bầu trời bị bao phủ bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên thì sóng thần, phóng xạ tự nhiên hay phân hủy xác chết động vật cũng gây ô nhiễm không khí.

ô nhiễm không khí ở vn

Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan do con người với các hoạt động sản xuất, khai thác thiên nhiên… cũng ảnh hưởng lớn đến sự ô nhiễm không khí. 

Hoạt động sản xuất công nông nghiệp

Nguyên nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam và các nước trên thế giới là khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp của các khu công nghiệp. Hoạt động sản xuất thải ra các khí CO, CO2, SO2 và Nox cùng một số chất hữu cơ khác với nồng độ rất cao.

Mưa axit cũng là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý đúng cách.

Việc đốt rơm rạ, đốt rừng làm nương rẫy, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Giao thông vận tải

Lượng xe cộ lưu thông ở nước ta khá đông, hệ thống các phương tiện công cộng chưa được chú trọng. Vì thế mà lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất nhiều.

thực trạng của ô nhiễm không khí ở việt nam

Hoạt động quân sự

Các hoạt động quân sự tại các nước phát triển như thử nghiệm tên lửa, vũ khí hạt nhân… cũng là lý do gây ô nhiễm không khí trầm trọng.

Thu gom, xử lý rác thải chưa đúng cách

Hiện nay tại nước ta, việc phân loại rác chưa được chú trọng nên đã xử lý rác thải bằng cách đốt cháy. Điều này không chỉ làm không khí bị ô nhiễm mà còn phát ra mùi hôi khó chịu.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

  • Ô nhiễm không khí gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho con người, động thực vật. Chúng là tác nhân gây ra nhiều cái chết cho hàng triệu người mỗi năm.
  • Các hợp chất nguy hiểm như CO, NO2, SO2… có trong không khí làm tắc nghẽn khí quản và suy giảm hệ miễn dịch của động vật.
  • Khói bụi từ các xí nghiệp, khu công nghiệp gây nên hiện tượng mưa axit. Mưa axit làm chết cây cối, nguồn nước bị ô nhiễm, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó việc nuôi trồng cũng bị ảnh hưởng, giảm chất lượng, mất mùa…
  • Tỷ lệ người mắc các bệnh về hô hấp, ung thư… tăng cao

nguyên nhân ô nhiễm không khí ở việt nam

Sự phát triển của năng lượng sạch để giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Sự phát triển của năng lượng sạch là một yếu tố quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Các nguồn gây ô nhiễm chính bao gồm xe cộ, nhà máy công nghiệp và hệ thống điện.

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu phát triển năng lượng sạch và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp đã được thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch bao gồm:

  • Phát triển điện gió: Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió do có đường bờ biển dài và thời tiết thuận lợi. Nhiều dự án điện gió lớn đã được triển khai trên khắp đất nước, đóng góp vào việc giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ các nguồn hóa thạch.
  • Mở rộng sử dụng năng lượng mặt trời: Việt Nam có lượng ánh sáng mặt trời dồi dào, và việc sử dụng năng lượng mặt trời đang được khuyến khích. Các dự án điện mặt trời lớn đã được triển khai, đồng thời các hộ gia đình cũng được khuyến khích lắp đặt hệ thống pin mặt trời để sử dụng năng lượng tái tạo.
  • Đẩy mạnh sử dụng năng lượng thủy điện: Việt Nam có nhiều con sông lớn và tiềm năng phát triển năng lượng thủy điện. Qua đó, chính phủ đã đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy thủy điện nhằm thay thế năng lượng từ các nguồn không sạch.
  • Tăng cường quản lý và kiểm soát ô nhiễm: Ngoài việc phát triển năng lượng sạch, chính phủ cũng đã tăng cường quản lý và kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn không sạch như xe cộ và nhà máy.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe, đưa ra giải pháp ô nhiễm không khí tại Việt Nam.

  • Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đồi trọc để cây hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại
  • Sử dụng các phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân để giảm lượng khí thải ra mỗi ngày
  • Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5
  • Ứng dụng công nghệ xanh và chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng
  • Hạn chế tối đa các hóa chất trong nông lâm nghiệp
  • Không xả rác bừa bãi, sử dụng thùng rác nhựa
  • Phân loại rác thải, xử lý rác đúng cách
  • Tuyên truyền, vận động mọi người để hiểu rõ về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí
  • Tiết kiệm điện
  • Sử dụng năng lượng thiên nhiên như nắng, gió

Hy vọng các biện pháp này có thể giúp bạn ít nhiều trong cuộc sống!