Phân Bón Là Gì? Ảnh Hưởng Của Phân Bón Với Cây Trồng

Phân bón đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nó giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, chống chịu lại với sâu bệnh và cho năng suất thu hoạch cao. Thế phân bón là gì? Có những loại phân bón nào? Làm thế nào để bón phân hiệu quả? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nha!

Tóm tắt nội dung

Phân bón là gì?

Phân bón là những đơn chất, hợp chất chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp các dưỡng chất cho đất và có thể làm thay đổi dinh dưỡng của đất để phù hợp với nhu cầu của cây trồng.

Có thể hiểu cách khác, phân bón là “thức ăn” mà con người cung cấp, bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây như đạm (N), kali (K), lân (P)… và các nhóm nguyên tố vi lượng…

Phân bón là gì?
Phân bón là gì?

Những chất cơ bản có trong phân bón

Các loại phân bón hiện nay thường cung cấp các thành phần tỷ lệ khác nhau:

  • 3 chất dinh dưỡng cơ bản: N, P, K
  • 3 chất dinh dưỡng hàng hai: Canxi, Sulfur, Magie
  • Các vi chất vi lượng: Boron, Clo, Mangan, sắt, kẽm, đồng…

Các chất dinh dưỡng được tiêu thụ với số lượng lớn và hiện diện trong mô cây với các số lượng từ 0,2 – 4% (theo cơ sở trọng lượng khô). Các vi chất dinh dưỡng được tiêu thụ với số lượng ít và hiện diện trong mô cây với các số lượng được đo đạc là vài phần triệu (ppm), trong khoảng từ 5 tới 200 ppm, hay chưa tới 0.02% trọng lượng khô.

Xem thêm:

phân bón là gì

Ảnh hưởng của phân bón tới sự phát triển cây trồng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng như đất đai, khí hậu, giống cây, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong đó phân bón đóng vai trò rất quan trọng.

Xa xưa ông cha ta đã có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được sự cần thiết của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.

Ảnh hưởng của phân bón tới sự phát triển cây trồng
Ảnh hưởng của phân bón tới sự phát triển cây trồng

Phân bón cung cấp cho cây trồng những dưỡng chất cần thiết, trong tất cả các loại phân bón hữu cơ, vô cơ đều cố đầy đủ N, P, K, các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, B, Mo, Mh…) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây.

Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò quan trọng đến việc quyết định năng suất của cây.

Nếu bón phân hợp lý, cân đối sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, phát triển vượt trội, không có hiện tượng mất mùa, hạn chế tình trạng sâu bệnh. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì sẽ khiến cây phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, sâu bệnh nhiều, chất lượng nông sản kém.

Các loại phân bón

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại phân bón hữu cơ ở dưới dạng thành phần tự nhiên như phân chuồng, phân xanh… để bón cho cây trồng. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, phân bón vô cơ đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng một cách phổ biến. Ngoài ra, các loại phân bón kết hợp với phân vi sinh sẽ mang tới tác dụng cao trong nông nghiệp. Sau đây là đặc điểm của các loại phân bón.

Các loại phân bón
Các loại phân bón

Phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, vi sinh vật, thực vật hoặc chất thải từ gia súc, gia cầm, các phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp… Phân hữu cơ có thể được sản xuất bằng quá trình ủ phân theo kiểu truyền thống hoặc theo quy trình sản xuất công nghiệp.

Trong phân bón hữu cơ, người ta lại chia thành nhiều loại nhỏ hơn như: phân hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh và phân hữu cơ sinh học.

Phân hữu cơ truyền thống

Loại phân này có nguồn gốc từ chất thải gia súc, gia cầm, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản… và được sản xuất bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Một số loại phân hữu cơ truyền thống phổ biến như:

  • Phân xanh: Có nguồn gốc từ lá cây, thân cây tươi được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi trong đất. Phân có tác dụng hạn chế tình trạng xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất đai. Tuy nhiên, phân xanh có hiệu quả khá chậm và chỉ nên dùng để bón lót.
  • Phân chuồng: Có nguồn gốc từ chất thải của động vật, gia súc, gia cầm và được sản xuất bằng phương pháp ủ truyền thống. Phân chuồng chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất và tạo điều kiện phát triển bộ rễ của cây. Do hàm lượng dinh dưỡng ít nên cần bón số lượng lớn.
  • Than bùn: Được chế biến trước khi sử dụng cho cây trồng. Than bùn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ cho đất. Tuy nhiên, than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp và cần quá trình chế biến phức tạp.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ khoáng

Là loại phân bón hữu cơ được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ như N, P, K với tỉ trọng 8 – 18%, ít nhất là 15% thành phần là các chất hữu cơ. Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài thì sẽ không tốt cho đất và hệ sinh vật đất.

Phân hữu cơ vi sinh

Ngoài những nguyên tố đa, trung, vi lượng có lợi cho cây trồng, phân hữu cơ vi sinh còn được bổ sung thêm các vi sinh vật sống. Chúng đảm nhiệm vai trò phân giải các nguyên tố trung, đa lượng hay kích thích, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở cây trồng. Phân vi sinh được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều quốc gia trên thế giới.

Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học có thành phần là các chất hữu cơ trên 22%, được sản xuất bằng phương pháp pha trộn và lên men các nguyên liệu hữu cơ với một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân hữu cơ sinh học có thể sử dụng cho mọi giai đoạn phát triển của cây, giúp cải tạo đặc tính hóa, lý, sinh của đất, ngăn chặn tình trạng xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng. Ngoài ra, nó còn cung cấp các chất kháng sinh tự nhiên giúp cây tăng sức đề kháng, chống chịu được với sâu bệnh.

Phân bón vô cơ

Đây là loại phân bón có nguồn gốc từ các khoáng chất, vô cơ tự nhiên hoặc sản phẩm của quá trình sản xuất hóa học. Các chất này đều là những nguyên tố, hợp chất dinh dưỡng quyết định tới năng suất và chất lượng nông sản. Ba nguyên tố đa lượng được sử dụng phổ biến nhất là đạm, lân và kali. Phân bón vô cơ được chia thành nhiều loại khác nhau: Phân hóa học đơn chất và phân hỗn hợp.

Phân hóa học đơn chất

Phân hóa học đơn chất là loại phân bón chỉ chứa 1 loại dưỡng chất đa lượng, chủ yếu là N, P, K và chia thành các loại chính như sau:

  • Phân chứa đạm: Phân Urê chứa 46% N, phân đạm Sunfat chứa 21% N, phân Clorua Amon chứa 25% N… Các loại phân này chủ yếu là nhập khẩu, lượng sản xuất trong nước chỉ vào khoảng 900.000 tấn Ure/năm.
  • Phân chứa lân: Super lân có chứa 16-20% P2O5 và lân nung chảy có chứa 16% P2O5. Phân chứa lân chủ yếu được sản xuất trong nước.
  • Phân chứa kali: Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O và Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O.
Phân bón vô cơ
Phân bón vô cơ

Phân hỗn hợp

Phân hỗn hợp là nhóm phân bón chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên và còn chứa một số dưỡng chất, nguyên tố trung lượng, vi lượng khác… Những loại phân hỗn hợp phổ biến có thể kể đến như:

  • Phân chứa lân và đạm: MAP (Monoamonium Phosphate) chứa từ 10-11% Nitơ và 49-50% Ô-xít Phốt-pho (P2O5hữu hiệu); DAP (Diamon Phosphate) chứa 16-18% Nitơ và 44-46% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu). Loại phân này chủ yếu sẽ được nhập khẩu.
  • Phân chứa đạm và kali: Có tên gọi chung là phân hỗn hợp KNS, NKS, NK được sản xuất chủ yếu từ 2 loại phân đơn là Sunfat và MOP có trộn thêm một số loại phụ gia khác như phẩm màu, bột sét đỏ…
  • Phân chứa đạm, lân và kali: Có tên gọi là phân NPK, được sản xuất từ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau với tỷ lệ thành phần dưỡng chất khác nhau và tên gọi thương mại khác nhau của cơ sở sản xuất.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có loại phân hỗn hợp chuyên để dùng cho từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, chứa các yếu tố đa, trung và vi lượng. Ưu điểm của phân bón này là bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cây trong thời kỳ nhất định, tránh tình trạng mất cân bằng xảy ra khi sử dụng phân bón thông thường. Khi sử dụng loại phân bón chuyên dùng, bà con cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tác động của phân bón đến môi trường

Ngoài những ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, việc sử dụng phân bón cũng có những tác động không nhỏ đến môi trường.

  • Bón phân quá nhiều sẽ gây dư thừa phân bón trong đất. Các chất gây hại có trong phân bón sẽ theo nguồn nước thẩm thấu vào trong đất, khiến đất trở nên chai cứng, ô nhiễm nguồn nước.
  • Do công nghệ chế biến còn thô sơ, các chất thải ra môi trường không được xử lý đảm bảo sẽ gây ra mùi hôi, ô nhiễm đất, nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Ngày nay, lượng phân bón được sử dụng quá nhiều, gây ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng cây trồng và gây hại cho người sử dụng.
  • Lượng phân bón thất thoát sẽ bị nước rửa trôi, dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Một lượng nhỏ bay hơi gây ô nhiễm không khí.
Tác động của phân bón đến môi trường
Tác động của phân bón đến môi trường

Việc sử dụng phân bón không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người. Bà con nên biết cách sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp các loại phân với nhau, sử dụng đủ liều lượng để tránh gây ra hiện tượng thất thoát, tốn kém và ô nhiễm.

Như vậy, Nhựa Sài Gòn đã giúp bà con có câu trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi phân bón là gì? Tác dụng của phân bón đối với cây trồng. Từ đó sẽ giúp bà con có đủ kiến thức để từ đó tự mình đưa ra những công thức bón phân riêng và phù hợp với các loại cây trồng. Để cung cấp đầy đủ và cân đối các loại dưỡng chất cần thiết cho cây trồng, không những tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.