Phân Kali Là Gì? Cách Bón Phân Kali Sao Cho Hiệu Quả Nhất

Trong tất cả các loại đất đều chứa một lượng Kali lớn nhưng chỉ có một phần nhỏ là có sẵn để cây trồng hấp thụ. Kali được giữ bởi các khoáng sét và chất hữu cơ trong đất. Vì thế, người nông dân cần bón phân Kali vô cơ để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu về phân bón Kali và cách bón phân Kali cho cây nhé!

Tóm tắt nội dung

Phân Kali là gì?

Kali là một trong những nguyên tố đa lượng cần thiết để cung cấp cho cây trồng trong giai đoạn trưởng thành và ra hoa. Phân Kali là muốn kali (như KNO3, KCl…) được dùng làm phân bón cho cây trồng.

Phân Kali là gì?
Phân Kali là gì?

Trong tự nhiên, Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới và trong đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Cây trồng thường cần khối lượng Kali lớn hơn Nito, tuy nhiên trên thực thế thì trong đất có nguyên tố Kali nhiều hơn N và P, do đó bà con thường thờ ơ bón Kali cho cây trồng.

Tác dụng của phân bón Kali

Bón phân Kali có tác dụng gì cho cây trồng là câu hỏi mà được nhiều người quan tâm. Biết được tác dụng của phân bón Kali đối với cây trồng sẽ giúp người nông dân biết chú trọng hơn đến việc bổ sung chất này cho cây, bón phân hợp lý giúp cây cho năng suất và chất lượng tốt hơn. Những tác dụng khi bón phân Kali có thể kể đến như:

  • Có tác dụng đẩy mạnh quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ nên đây là yếu tố dinh dưỡng đối với cây lấy củ, lấy đường. 
  • Tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, từ đó làm tăng khả năng hút nước của bộ rễ. Kali điều khiển hoạt động của khí khổng giúp cây không bị mất nước quá nhiều khi gặp điều kiện khô hạn
  • Tăng khả năng chịu hạn cho cây, bón đủ kali các mô chống đỡ phát triển, cây chắc chắn và có khả năng chịu đạm cao
  • Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được rét, thúc đẩy quá trình ra hoa, kết quả
Tác dụng của phân bón Kali
Tác dụng của phân bón Kali

Biểu hiện của cây khi thiếu Kali

Thiếu Kali sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng. Những biểu hiện của cây trồng khi thiếu Kali có thể kể đến như:

  • Mép của lá già bị vàng úa sau đó bị hoại tử. Những chấm hoại tử tương tự xuất hiện ở hai bên phiến lá nhưng hướng ra phía mép lá nhiều hơn, dần dần toàn bộ lá bị hoại tử.
  • Rễ dễ bị thối, cây phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã, khả năng chống chịu trước thời tiết và sâu bệnh kém.
  • Lá hẹp ngắn, dễ bị khô và héo, xuất hiện các chấm đỏ.
  • Cây lúa khi thiếu Kali sẽ sinh trưởng kém, trổ bông sớm, chín sớm, hạt lép nhiều, mép lá về phía ngọn bị biến vàng.
  • Giảm sức sống và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.

Xem thêm:

Biểu hiện của cây khi thiếu Kali
Biểu hiện của cây khi thiếu Kali

Khi bón quá nhiều kali cây trồng bị ảnh hưởng như thế nào?

  • Khi bón quá nhiều phân Kali sẽ không gây tác hại rõ rệt như việc bón dư đạm. Rễ cây dễ bị teo, từ đó quá trình hấp thụ nước của cây bị kìm hãm, ức chế quá trình hấp thụ đạm nếu cứ tiếp tục duy trì tình trạng bón phân quá mức trong thời gian dài.
  • Gây ra tình trạng đối kháng ion, khiến cây không thể hút được các dưỡng chất khác như Nitrat, Magie…
  • Dư thừa Kali quá nhiều sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, cản trở việc hút nước và các dưỡng chất.
  • Nếu sử dụng nông sản chứa nhiều Kali trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt đối với những người bị bệnh về thận và tim mạch.
Bón quá nhiều kali
Bón quá nhiều kali

Lưu ý khi bón phân Kali cho cây trồng

Khi bón phân Kali cho cây trồng cần lưu ý đến những điều như sau: loại giống cây trồng, đặc điểm của đất trồng, thời kỳ sinh trưởng, mức độ canh tác, lượng K và đặc tính hút K/ngày của cây trồng.

Đối với giống cây trồng:

  • Đối với những loại cây mẫn cảm với Clo như khoai tây, cây họ đậu thì nên bón với hàm lượng Kali cao.
  • Nhóm cây lấy sợi như bông lanh, đay, dưa chuột… có thể bón với với lượng Kali cao.
  • Cây lấy hạt và đồng cỏ nên bón phân Kali với hàm lượng trung bình
  • Cây lấy củ như củ cải, củ cải đường… khi bón phân kali nên cho thêm một ít nitrat. Cây lấy củ và quả cần nhiều Kali.

Thời kỳ sinh trưởng ở cây trồng:

Cây trồng cần cung cấp Kali trong suốt mùa vụ và tăng cao vào thời kỳ cây tăng trưởng và ra hoa, kết quả.

Các yếu tố khác:

Khi người nông dân tăng lượng đạm thì cần bón tăng Kali, bởi đạm và Kali có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra cũng cần tăng thêm các vi chất P, S, Zn nếu muốn tăng hiệu quả khi sử dụng Kali.

Các lưu ý khác khi bón phân Kali cho cây trồng:

  • Chia ra nhiều đợt để bón phân, tránh việc bị rửa trôi
  • Có thể sử dụng phân kali để bón lót bằng cách trộn vào đất hoặc bón thúc bằng cách phun dung dịch phân bón lên lá vào thời điểm cây ra hoa, kết trái
  • Kết hợp thêm nhiều loại phân bón khác để tăng năng suất cây trồng

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân bón Kali. Để phân bón phát huy tác dụng tốt nhất thì người nông dân cần bón phân hợp lý, cân đối và kết hợp sử dụng giải pháp bón phân cho phù hợp.

Nếu bạn đang tìm mua pallet nhựa để bảo quản, kê phân bón, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn các loại pallet nhựa phù hợp nhé!