Hiện nay, số lượng rác thải nhựa thải ra môi trường đã đạt đến con số đáng báo động. Tái chế nhựa là một biện pháp nhằm giảm lượng rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để việc tái chế nhựa đạt được hiệu quả tối ưu, chúng ta cần phải biết cách phân loại nhựa tái chế. Để biết được cách phân loại nhựa tái chế, hãy cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tóm tắt nội dung
Vì sao phải tái chế nhựa?
Trong đời sống hằng ngày, nhựa là một vật liệu có vai trò rất quan trọng mà khó có vật liệu nào có thể thay thế. Cũng chính vì những lợi ích mà nhựa mang lại, ngày càng có nhiều vật dụng làm từ nhựa ra đời. Hàng năm, lượng rác thải ra môi trường cũng theo đó mà tăng lên với tốc độ cực nhanh.
Khi chúng ta không tái chế nhựa, rác thải nhựa sẽ nhiều hơn vào môi trường. Chúng ta có thể phải đối mặt với hàng đống chai nhựa bẩn mà chúng ta không thể phân hủy. Không chỉ vậy, trong quá trình nhựa phân huỷ sẽ sinh ra các chất độc hại. Nếu các chất này tồn đọng lâu ngày còn gây hại môi trường bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của chúng ta và vật nuôi.
Vấn đề đau đầu hiện nay là lượng rác thải chưa được xử lý ngày một nhiều. Rác tích tụ ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.
Sử dụng nhựa tái chế là một cách hữu hiệu để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Từ đó, giảm thiểu rác thải và khí thải độc hại ra môi trường, bảo vệ nguồn thực phẩm, sự sống trên trái đất và môi trường. Vì những lợi ích này, mỗi chúng ta phải thúc đẩy tái chế nhựa và lan tỏa thông điệp này trong cộng đồng của mình.
Xem thêm:
- 5 ý tưởng làm sản phẩm tái chế từ chai nhựa
- 8+ Ý Tưởng Tái Chế Chai Nhựa Thành Đồ Dùng Gia Đình
- Rác Tái Chế Là Gì? Lợi Ích Của Việc Tái Chế Rác Thải
Phân loại nhựa tái chế
Nhựa tái chế được chia làm 7 loại, được đánh số kí hiệu từ 1 đến 7.
Nhựa PET hay PETE (nhựa tái chế số 1)
Nhựa PET hay PETE (polyethylene terephthalate) là một loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm chai đựng nước uống, chai gia vị, hộp đựng thực phẩm, … Việc tái chế nhựa PET cũng tương đối dễ nên tỉ lệ tái chế loại nhựa này cũng khá đáng kể.
Các vật dụng làm từ nhựa PET thường gặp như: chai đựng nước suối, nước ngọt,…
Xem thêm:
Nhựa HDPE (nhựa tái chế số 2)
Nhựa HDPE (Polyethylene mật độ cao) là loại nhựa đa năng với nhiều công dụng và đặc tính ưu việt, bao gồm:
độ đàn hồi tốt, độ bền nhiệt cao, khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, nên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Độ dày và độ bền của HDPE cho phép loại nhựa này dễ dàng tái chế nhiều lần. HDPE cũng là một trong những loại nhựa dễ tái chế nhất.
Nhựa HDPE thường được dùng để làm chai nhựa đựng mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, đồ chơi, thùng rác, thùng phi nhựa, pallet nhựa, ống dẫn nước, ….
Nhựa V hay PVC (nhựa tái chế số 3)
Nhựa V (vinyl) hoặc PVC (polyvinyl clorua) là một loại nhựa nhiệt dẻo thường được sử dụng trong sản xuất dây và cáp điện. Cần phải có một quy trình khá phức tạp để có thể tách các hợp chất trong nhựa PVC. Sự khó khăn và phức tạp của quy trình này khiến cho nhựa PVC không thể tái chế được nhiều lần.
Các vật dụng làm từ nhựa V hay PVC thường gặp như: bao bì dạng vỉ, cửa sổ nhựa, ống nhựa, sàn nhựa, dây cáp, đồ nội thất nhựa…
Nhựa LDPE (nhựa tái chế số 4)
LDPE (polyetylen mật độ thấp) là một loại nhựa dẻo thường được ứng dụng để sản xuất túi nhựa. Loại nhựa này có thể tái chế nhưng khá khó, khi các túi nhựa quá nhẹ ở trong máy móc sẽ dễ bị trở nên lộn xộn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tái chế. Thay vì tái chế bạn hãy làm sạch bao ni lông và phơi khô để sử dụng cho những lần sau.
Vật dùng thường được làm từ nhựa LDPE là bao ni lông.
Nhựa PP (nhựa tái chế số 5)
Nhựa PP (polypropylen) là một loại nhựa chịu nhiệt tốt. Nhựa PP là loại nhựa có thể tái chế nhưng ít công ty tái chế loại nhựa này. Lý do là tái chế PP rất khó khăn và tốn kém. Trong nhiều trường hợp, hầu như không thể loại bỏ mùi hôi trong vòng đời đầu tiên của các sản phẩm làm từ loại nhựa này.
Nhựa PP thường được sử dụng để làm hộp nhựa đựng chất khử mùi, nắp chai, nắp đậy lọ nhựa, thiết bị y tế….
Nhựa PS (nhựa tái chế số 6)
Nhựa PS (polystyrene) có chứa Styrofoam, đây được coi là loại nhựa kém thân thiện với môi trường nhất. Nhựa PS thông thường không thể tái chế vì nó chứa hydrocarbon lỏng không thể phân hủy bằng các phương pháp tái chế tiêu chuẩn.
Nhựa PS được ứng dụng trong các sản phẩm như dao kéo bằng nhựa, hộp trứng, hộp đựng thực phẩm mang đi, cốc dùng một lần, hộp đựng sữa chua, …
Nhựa chưa phân loại (nhựa tái chế số 7)
Hầu hết các loại nhựa chưa được phân loại đều thuộc nhóm 7. Polycarbonate thuộc loại nhựa tái chế thứ 7. Loại nhựa này khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn của nó.
Các vật dụng được làm từ nhựa số 7: vật liệu “chống đạn”, DVD, iPod và vỏ máy tính, kính râm, bảng chỉ dẫn và màn hình,…
Trên đây là thông tin về nhựa tái chế và khả năng tái chế của chúng. Nhựa Sài Gòn hy vọng có thể phân loại nhựa tái chế và sử dụng chúng trong môi trường sống của chúng ta để quá trình tái chế nhựa được thuận lợi và góp phần bảo vệ môi trường.