Phí GRI Là Gì? Vì Sao Các Hãng Tàu Thu Phí GRI?

Hiện nay, GRI là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với những người ít tham gia vào hoạt động này thì thường không hiểu rõ phí GRI là gì? Vì sao các hãng tàu áp dụng phí này? Để giải đáp chi tiết, Nhựa Sài Gòn sẽ tổng hợp những thông tin trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Phí GRI là gì?

GRI là viết tắt của từ General Rate Increase, đây là phụ phí cước vận chuyển tăng. Phí GRI sẽ chỉ đánh thêm vào cước phí trên một số hoặc tất các những tuyến vận chuyển cụ thể trong những đợt cao điểm, nhưng khoảng thời gian nhất định.

gri là gì

Các hãng tàu thường quyết định mức phí này dựa trên một liên hệ cung cầu đối với từng tuyến vận chuyển. Hiện nay, các hãng tàu thường thông báo việc điều chỉnh và áp dụng phí GRI trực tiếp qua website của mình.

Vì sao các hãng tàu thường áp dụng phí GRI?

Đối với những người thường xuyên vận chuyển hàng hóa vào thời gian cao điểm thì việc thu phí GRI không còn quá xa lạ với họ. Tuy nhiên, đối với những người ít vận chuyển hàng vào giờ cao điểm thì họ sẽ băn khoăn không biết vì sao hãng tàu lại thu phí này của họ?

Trên thực tế, các hãng tàu thu thêm phí GRI này dựa vào tình hình cung cầu và biến động của thị trường vào thời điểm đó. Nếu thị trường xảy ra nhiều biến động thì mức phí GRI sẽ khá cao. Và ngược lại nếu thị trường biến động không đáng kể thì mức thu sẽ thấp đi.

Xem thêm:

gri là gì

Cũng như các ngành nghề khác, khi vào mùa cao điểm, các hãng tàu sẽ tận dụng cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận. Khi đó, khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển nhiều thì họ cũng sẽ có những thay đổi tương ứng để có thể đáp ứng được hết nhu cầu đó mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Thế nhưng, các hãng tàu không thể tăng phí GRI một cách tùy ý mà phải có kế hoạch và thông báo cụ thể. Ví dụ như tại Mỹ, theo quy định ở Bộ quy tắc liên bang Hoa Kỳ (Code of Federal Regulations of the United States of America ), việc áp dụng phí GRI cần phải được thông báo lên Ủy ban hàng hải liên bang (FMC) trước 30 ngày. Các hãng tàu có thể giảm giá cước nhưng tuyệt đối không được tăng phụ phí cao hơn mức đã báo cho FMC.

Ảnh hưởng của phụ phí GRI

  • Người gửi hàng và người mua hàng phải làm việc và đàm phán với nhau để tăng mức giá hợp đồng lên để bù đắp cho sự tăng lên của cước phí vận chuyển.
  • Trong một số trường hợp, các bên đã hoàn thành book chỗ trên tàu nhưng hãng tàu đột ngột thông báo về việc áp phụ phí GRI thì cho dù hàng đã được xếp lên tàu thì khách hàng vẫn phải thanh toán phần phí tăng thêm đó.

Ví dụ: Một lô hàng book vào ngày 1/1 với một mức giá A và sẽ được đưa lên tàu vào ngày 5/1. Tuy nhiên, từ ngày 3/1 hãng tàu áp dụng phí GRI thì khi đó chủ hàng vẫn sẽ phải thanh toán thêm 1 khoản phí tương đối lớn.

Khi những loại phí đột ngột phát sinh như này thì người ta thường gọi chung là “vatos” (valid at time of shipping: một số phụ phí như GRI, BAF… chỉ thực sự được quyết định trong thời điểm tàu rời cảng).

Bộ phận báo giá của hãng tàu hay công ty Forwarder cần phải lưu ý khi cung cấp giá cho khách hàng, nêu rõ về một số phụ phí có thể được áp dụng một cách bất ngờ.

gri là gì

GRI cũng ảnh hưởng ít nhiều tới các công ty Freight Forwarder (về uy tín, về lợi nhuận…):

  • Đối với các khách hàng có ít hiểu biết về ngành vận chuyển thì khi họ nhận được thông báo phải nộp thêm một khoản phí nào đó thì họ rất dễ đổi lỗi cho bên Forwarder. Thậm chí còn cho rằng, Forwarder đang muốn ăn thêm tiền và họ còn từ chối thanh toán, đòi hỏi Forwarder phải giảm giá hoặc chịu một nửa phí GRI.
  • Những doanh nghiệp logistics lớn sẽ có khả năng đàm phán với khách hàng và hãng tàu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ, vì yếu thế trong quá trình đàm phán thì sẽ có thể đứng trước nguy cơ mất khách và chịu bồi thường.

gri là gì

Cách giảm ảnh hưởng tiêu cực từ phí GRI

Mặc dù phí GRI mang lại nhiều lợi nhuận đến cho các hãng tàu trong việc vận chuyển hàng hóa, thế nhưng nó lại gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các bên xuất khẩu hàng hóa và những đơn vị forwarder. Vì thế, để giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ phụ phí GRI, các bên xuất nhập khẩu và các đơn vị forwarder có thể lưu ý:

  • Lên kế hoạch vận chuyển hàng đi trước khi thông báo phí GRI có hiệu lực
  • Làm việc và phối hợp chặt chẽ với bên cung cấp hàng hóa để lô hàng không bị trì hoãn và giảm những chi phí phát sinh trong thời gian trì hoãn lô hàng
  • So sánh giá cùng nhiều hãng tàu khác nhau và dự đoán các hàng tàu tăng giá hoặc thường xuyên thông báo phí GRI để có phương án vận chuyển phù hợp nhất

Trên đây là toàn bộ thông tin về GRI là gì mà Nhựa Sài Gòn muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.