Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển sẽ phát sinh rất nhiều phí. Một trong các loại phí được áp dụng nhiều năm trong vận tải đường biển là LSS. Vậy phí LSS là gì? Các thông tin liên quan đến phí LSS. Hãy cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nha!
Tóm tắt nội dung
Phí LSS là gì?
Phí LSS viết đầy đủ là Low Sulphur Surcharge có nghĩa là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Loại phí này được áp dụng trong vận tải đường biển, hàng không đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hiện nay, hầu hết các tàu thương mại hiện đại đều chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thư MDO (Dầu diesel hàng hải), MGO (dầu khí biển), MFO (dầu nhiên liệu hàng hải), IFO (dầu nhiên liệu trung gian) và HFO (dầu nhiên liệu nặng) và nó được gọi chung là nhiên liệu hầm.
Do lượng nhiên liệu hầm sử dụng có hàm lượng lưu huỳnh cao, gây hại cho môi trường nên từ năm 1960, IMO đã đưa ra các biện pháp để giảm tác động có hại đến môi trường.
Các hãng tàu thương mại đã gọi loại phí này với nhiều cái tên khác nhau:
- LSS (phụ phí lưu huỳnh thấp)
- LSF (phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp)
- GFS (phụ phí nhiên liệu xanh)
- ECA (phí khu vực kiểm soát khí thải)
Tất cả các dòng được cho là đang chuẩn bị đánh thuế này như một khoản phụ phí bắt buộc ngoài cước phí. Và các khoản phụ phí khác vào năm 2019 trên tất cả các tuyến thương mại, đặc biệt là các khu vực ECA.
Tại sao lại có phí LSS?
Phí LSS được tạo ra vì việc sử dụng các nhiên liệu sạch, giúp cho môi trường được bảo vệ và an toàn hơn. Nhưng nó sẽ cần một khoản chi phí khá lớn. Để có thể bù đắp lại những chi phí phát sinh do ứng dụng nhiên liệu sạch vào việc chạy tàu vận chuyển ở các khu vực được kiểm soát thì bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm khoản phí LSS này.
Việc thu phụ phí về môi trường rất quan trọng, nó giúp cho việc vận chuyển bằng các nhiên liệu có hại giảm xuống. Ngoài ra, nó còn giúp cho các phụ phí phát sinh không xảy ra cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hãng tàu, công ty dịch vụ vận chuyển…
Mức thu phí LSS (Low Sulphur Surcharge) là bao nhiêu?
Ai là người phải đóng phí LSS? Những đối tượng phải đóng phí LSS là những tàu hoạt động trên biển, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phí LSS bên nào chịu? Phụ phí LSS là một phần của tiền cước, ai trả cước thì người đó phải trả phụ phí này, bất kể là cước trả trước hay trả sau.
Tùy vào từng tuyến đi và địa điểm đến khác nhau mà cách tính phí LSS khác nhau. Dù đó là hàng nhập khẩu hay xuất khẩu đi nước khác, hàng may mặc hay hàng mang chứa dung môi… đều được áp dụng như nhau.
Phí LSS được các hãng tàu thu riêng hoặc cũng có thể được cộng vào cước biển. Trên thực tế hiện tại, các mức thu được áp dụng phí LSS như sau:
- 25-40 USD/container 20’ hàng khô
- 50-80 USD/container 40’ hàng khô – Phụ phí LSS hàng lạnh sẽ cao hơn
Từ ngày 1/1/2020, IMO yêu cầu giảm lượng khí thải Sulfur của các tàu chở hàng xuống 0.50%m/m. Vì thế mà phí LSS cũng sẽ tăng lên.
Có thể bạn sẽ thấy phụ phí LSS không có thay đổi nhiều mà chỉ thấy cước tăng lên, bởi nhiều hãng tàu đã tính dồn vào giá cước tàu, chứ không tính riêng biệt phụ phí LSS.
Phí LSS có cộng vào trị giá tính thuế không?
Phí LSS cần kê khai trong trị giá tính thuế bởi nó là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Trong trường hợp người khai hải quan phải nộp thuế GTGT cho phụ phí LSS thì số tiền thuế GTGT không phải tính vào trị giá hải quan.
Nhưng nếu hãng tàu/người vận chuyển hàng hóa không thu phụ phí LSS thì doanh nghiệp cũng không cần kê khai trong trị giá tính thuế.
Hàng nhập khẩu có đóng phí LSS sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế. Do đó sẽ làm tăng chi phí thuế phải nộp của doanh nghiệp.
Hàng xuất nhập khẩu nước nào bị thu phí LSS? Tại sao lúc có lúc không?
Tất cả các tuyến vận chuyển sẽ bị hãng tàu tính phí LSS. Bởi luật giảm thiểu sulfur đã được áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển hàng hóa trên tất cả các tuyến. Nhưng tùy vào tuyến vận chuyển dài hay ngắn, phí LSS sẽ có mức dao động nhẹ.
Khi nhận hóa đơn từ hãng tàu mà không thấy thu phí này thì có nghĩa là phí này đã đã cộng dồn và cước tàu hoặc vào BAF (Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu).
Những điều cần lưu ý về phí LSS
- Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên quy định phụ phí này do ai trả để tạo cơ sở pháp lý và ghi rõ lên vận đơn.
- Từ ngày 1/1/2020, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ra quy định, những tàu vận chuyển cỡ lớn phải sử dụng nhiên liệu mang hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5%.
- Từ tháng 11/2019, các doanh nghiệp phải hiểu rõ và thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO để bảo vệ môi trường. Và phí LSS được áp dụng tại cảng bốc hàng.
Như vậy, phí LSS ra đời nhằm để các hãng tàu sử dụng các loại nhiên liệu sạch, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường. Mong rằng với những chia sẻ của Nhựa Sài Gòn trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại phí LSS là gì.
Nhu cầu sử dụng pallet nhựa trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao. Pallet nhựa chịu lực lớn với số lượng hàng hóa đặt lên và đảm bảo được an toàn, chắc chắn trong quá trình vận chuyển từ Việt Nam sang các nước khác. Nếu có nhu cầu mua pallet nhựa xuất nhập khẩu hãy bấm nút gọi bên cạnh nhé!