Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đúng quy định

Song song với sự phát triển của xã hội và sự tăng lên nhanh chóng của dân số làm cho số lượng rác thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại đối với con người và môi trường. Vậy làm sao để quản lý chất thải rắn sinh hoạt an toàn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

Tóm tắt nội dung

Định nghĩa quản lý chất thải rắn sinh hoạt?

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là gì
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là gì

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải ở dạng rắn, được thải ra môi trường từ quá trình sinh hoạt và hoạt động của con người trong đời sống hàng ngày.

Ví dụ như: vỏ chai lọ, bao bì, thủy tinh, cao su, hộp sắt, nhôm… Tất cả những đồ dùng đã được sử dụng và được thải ra ngoài môi trường.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phân nhóm, lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Xem thêm:

Có những loại chất thải rắn sinh hoạt nào hiện nay?

Chất thải rắn sinh hoạt nguồn từ cá nhân và hộ gia đình được phân loại như sau:

Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ

Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ
Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ

Như một quy luật, những chất thải rắn thực phẩm này được xử lý bằng cách tái sử dụng và làm nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón. Bộ Tài nguyên và Môi trường rất ủng hộ người dân tận dụng hết mức chất thải rắn thực phẩm để quản lý chất thải rắn sinh hoạt tốt hơn và tạo ra phân bón hữu cơ, thức ăn cho các loại vật nuôi.

Hiện nay đang có những loại chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ như :

  • Đồ ăn dư thừa sau mỗi bữa ăn và các loại thực phẩm hết hạn sử
  • Các loại rau củ, hoa quả và những phần thừa bỏ ra trong quá trình chế biến
  • Những loại cỏ, thực vật và hoa
  • Phần bã từ những loại rau củ, trà, xác mía, bắp…
  • Bột gạo hoặc những loại ngũ cốc
  • Vỏ trứng, xác gia cầm, động vật, phân, xương, lông của động vật và côn trùng

Những chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế và sử dụng

Chất thải rắn sinh hoạt tái chế
Chất thải rắn sinh hoạt tái chế

Đối với việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt để có thể tái sử dụng, chúng ta sẽ thể phân loại chất thải rắn này theo những nhóm như sau :

  • Nhóm bằng nhựa: Là những vật liệu được làm từ nhựa ví dụ như chai, lọ, can, thùng, hộp đựng thức ăn, các loại đĩa CD, DVD, và đặc biệt là những đồ dùng được làm bằng nhựa trên sản phẩm có ký hiệu PE, PP, PVC, PETE.
  • Nhóm bằng ni lông: Túi bóng các loại,.. Phụ thuộc vào kiểu dáng và chất lượng của vật liệu khi nó thải ra. Để phân vào nhóm chất thải rắn sinh hoạt tái chế hoặc nhóm chất thải còn lại.
  • Nhóm bằng giấy: Những loại sách báo, tạp chí, bìa thư; hộp giấy; dĩa, vỏ hộp sữa; sách; vở; cốc giấy có thể tái sử dụng.
  • Nhóm bằng kim loại: sắt, nhôm, thép, đồng (lon bia, lon nước ngọt, lon đồ hộp)
  • Nhóm bằng cao su: vỏ xe đạp, dép cao su, săm lốp xe máy,..

Những chất thải rắn sinh hoạt khác như là:

  • Các loại sợi, loại vải, giày dép, quần áo…
  • Thuốc lá, giấy bạc, tóc.
  • Thùng xốp, khăn lau được làm từ các loại sợi
  • Bụi bẩn trong quá trình làm vệ sinh nhà cửa
  • Rổ, rá, ống tre, ống nứa, cây tre, sọt tre
  • Các loại pin đã sử dụng.

Những phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt an toàn

Sau bước phân loại chất thải rắn sinh hoạt và tập kết lại các loại rác, tùy theo nhóm chất thải sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau. Dưới đây là những phương pháp phổ biến để xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay:

Phương pháp thiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Đây là một trong những cách phổ biến nhất và đang là vấn đề lớn của nước ta bởi hậu quả của nó. Khói thải sau khi thiêu hủy chất thải rắn đang rất khó để xử lý. Vậy nên, Chính phủ đã đưa ra quyết định hạn chế tối đa việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp. Sẽ nhìn vào nhóm rác thải và thành phần khí thải ra nếu thiêu đốt chúng để áp dụng công nghệ xử lý chất thải phù hợp và đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.

Phương pháp tái sử dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt

Nhằm mục đích giảm thiểu tối đa chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, việc mở rộng phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn, tái sử dụng, tái chế cũng hết sức quan trọng. Hơn thế nữa, phương pháp tái chế chất thải rắn sinh hoạt này cũng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Có rất nhiều loại chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế như đồ nhựa, bìa giấy cứng, kim loại từ chính gia đình bạn có thể phân loại trong thùng rác nhựa gia đình để bán lại cho các đơn vị tái chế.

Hoặc nếu như bạn là một người yêu cây cối, bạn có thể sử dụng rác thải sinh hoạt dưới dạng hữu cơ để làm phân bón cho cây cối qua phương pháp ủ phân.

Xử lý chất thải rắn sinh bằng phương pháp sinh học 

Các bước ủ sinh học xử lý rác rắn sinh hoạt hữu cơ không độc hại.:

  • Dùng khử và xử lý cho đến khi chúng trở  xốp và ẩm.
  • Duy trì nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo các vật liệu luôn trong trạng thái yếm khí lớn.

Kết luận

Hy vọng những thông tin hữu ích về cách quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả mà chúng tôi mang lại có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống và công việc của mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để mua sản phẩm để phân loại và chứa đựng chất thải thì hãy đến với Nhựa Sài Gòn thông qua website https://nhuasaigon.com.vn/