Quy Trình Sản Xuất Quần Áo Hàng May Mặc Cơ Bản

Mỗi mẫu sản phẩm quần áo bán ra trên thị trường sẽ trải qua quy trình sản xuất không giống nhau. Ví dụ như ở một số khâu nhất định, quy trình sản xuất áo thun sẽ khác với quy trình sản xuất quần jean. Tuy nhiên, nhìn chung một quy trình sản xuất quần áo sẽ bao gồm một số bước cơ bản đặc trưng. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!

Tóm tắt nội dung

Bước chuẩn bị của quy trình sản xuất quần áo

Để quá trình sản xuất quần áo diễn ra thuận lợi và chất lượng sản phẩm được đảm bảo cũng như tiến độ của công việc thì khâu chuẩn bị là quan trọng trong bất kỳ xưởng sản xuất nào.

quy trình sản xuất quần áo

Một số công việc cần thực hiện trước khi bắt đầu quy trình sản xuất quần áo tại xưởng bao gồm:

  • Chuẩn bị vải theo yêu cầu của khách hàng: chủng loại, số lượng, chất lượng vải
  • Kiểm tra khả năng hoạt động của máy móc, trang thiết bị tại xưởng
  • Chuẩn bị bản thiết kế chi tiết quần áo

Tuy đây được coi là bước đầu tiên của quy trình sản xuất quần áo nhưng việc này sẽ được thực hiện sau khi xưởng đã thống nhất các yếu tố và vạch ra kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất quần áo may mặc.

Lên sơ đồ (thiết kế rập)

Bước này thực hiện nhằm để tạo ra bản gốc cho sản phẩm được sản xuất. Lên sơ đồ là công việc sắp xếp những chi tiết của một sản phẩm lên bề mặt vải sao cho hợp lý và tiết kiệm được vải nhất. Từ một sản phẩm, chúng ta có thể đoán được để may hết số lượng sản phẩm cần may thì sẽ tốn bao nhiêu vải.

quy trình sản xuất quần áo

Đây là công việc đòi hỏi sự tính toán chính xác từ người thực hiện nên người thực hiện phải nắm rõ về mẫu thiết kế cũng như hiểu về khổ vải để lên sơ đồ được chính xác nhất. Việc lên sơ đồ thường được thực hiện bằng cách rập tay hoặc rập máy.

  • Rập tay: Đây là phương pháp truyền thống, người thợ sẽ dùng các dụng cụ như kéo, bút, thước, bìa cứng… để vẽ ra mẫu gốc.
  • Rập máy: Rập máy có các phần mềm tiện ích thích hợp cho việc lên sơ đồ như Gerber, Optitex… Khi có các phần mềm này thì việc rập máy sẽ rất đơn giản và tiết kiệm được thời gian, công sức của người thợ.

Trải và cắt vải

Sau giai đoạn lên sơ đồ, việc tiếp theo cần làm là trải vải đúng với số lớp và chiều dài trong sơ đồ. Đối với các xưởng may lớn thì việc này có thể được thực hiện bằng máy móc. Ngược lại, ở những xưởng may có quy mô nhỏ thì được thực hiện thủ công.

quy trình sản xuất quần áo

Tiếp theo, người thợ sẽ tiến hành cắt vải thành các mảnh nhỏ để chuẩn bị cho khâu may thành phẩm. Ở công đoạn này, đòi hỏi sự tập trung cao từ người thợ có tay nghề khéo léo và cẩn thận để tạo nên những mảnh vải được cắt đẹp nhất. Cắt vải có thể được thực hiện thủ công bằng tay hoặc bằng máy đều được.

Những xưởng sản xuất thường chọn những người có tay nghề lâu năm thực hiện để hạn chế tình trạng cắt sai vải, vải bị hư, thiết hụt… làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất quần áo.

May thành phẩm

Sử dụng những mảnh vải đã được cắt để may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Yêu cầu trong bước này đòi hỏi các bộ phận may tuân thủ theo đúng mẫu thiết kế. Ở bước này thường sẽ được chia thành những bộ phận khác nhau, có nhóm may phần cổ, nhóm may phần tay áo, nhóm may phần thân… và một nhóm sẽ lắp ráp lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

quy trình sản xuất quần áo

Hiện nay có 3 phương pháp may chính:

  • May vắt sổ (may móc xích): Đây là kiểu may thông thường được sử dụng tại nhà hàng ngày.
  • May móc xích kép: Được thực hiện bằng sự kết hợp giữa 1 mũi kim và 1 mũi móc. Khi sử dụng phương pháp may này, sản phẩm sẽ có độ bền cao hơn, đường may cũng chắc chắn hơn
  • May móc xích đơn: Sử dụng mũi kim có 1 chỉ. Mũi kim đơn này sẽ tạo ra một đường vòng xích khóa chặt ở bên dưới vải. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp may này, sản phẩm quần áo không được chắc chắn và dễ bị sút chỉ.

Là ủi sản phẩm trong quy trình sản xuất quần áo

Công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất quần áo là là ủi sản phẩm, đây là bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Là ủi sẽ giúp sản phẩm trở lên đẹp mắt hơn và đảm bảo chất lượng đến tay người sử dụng.

quy trình sản xuất quần áo

Các nhà máy đang sử dụng một số phương pháp ủi, ép phổ biến, đó là:

  • Ủi phẳng: Người công nhân sẽ ủi phẳng tất cả những nơi có nếp nhăn không đúng trên sản phẩm, làm cho sản phẩm trở lên phẳng mịn
  • Ủi thiết kế: là công việc thực hiện tạo hình sản phẩm, uốn, kéo dãn, tạo độ phồng… ở những điểm đặc biệt theo thiết kế. Cách này đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao.

Chúng ta còn có một số công đoạn ủi đó là ủi sau khi may xong, ủi khi cắt thành sản phẩm hoặc ủi để tạo kiểu dáng sau khi may.

Kiểm tra và đóng gói sản phẩm

Trước khi giao sản phẩm cho khách hàng, bộ phận kiểm tra của xưởng cần xem lại các sản phẩm quần áo đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa, có lỗi gì phát sinh hay không…

Bộ phận tiếp theo sẽ tiến hành gấp và đóng gói quần áo lại và bắt đầu giao cho khách hàng.

Bên cạnh đó, bước kiểm tra cần được thực hiện xuyên suốt trong quá trình sản xuất quần áo để mọi thứ được diễn ra suôn sẻ và đúng kế hoạch, tránh những sai sót gây tốn kém thời gian và chi phí.

quy trình sản xuất quần áo

Mong rằng với những thông tin trên đây của Nhựa Sài Gòn về các bước cơ bản của một quy trình sản xuất quần áo hàng may mặc đã mang lại cho bạn được những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi nội dung bài viết!

Nếu bạn cần mua pallet nhựa để kê vải, để tránh nước, tránh bụi bặm, côn trùng và các tác nhân khác làm hỏng vải, hãy liên hệ với Nhựa Sài Gòn 0971.245.088 để được tư vấn về pallet nhựa và kích thước pallet nhựa phù hợp nhất nhé!