Tìm Hiểu Tác Hại Khi Lạm Dụng Phân Bón Hóa Học

Phân bón là một trong những thành phần quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và được sử dụng với số lượng lớn mỗi năm. Phân bón đã góp phần không nhỏ trong việc gia tăng năng suất. Nhưng tác hại khi làm dụng phân bón hóa học là gì? Làm sao để giảm thiểu tác hại của phân bón? Bài viết dưới đây, Nhựa Sài Gòn sẽ làm rõ.

Tóm tắt nội dung

Phân bón hóa học là gì? Tại sao phân bón hóa học lại được ưa dùng

Phân bón hóa học hay được gọi là phân bón vô cơ, các thành phần chính là các muối vô cơ từ những nguyên tố hoá học chính là N, P, K, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn…

tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học

Phân bón hóa học được ưa dùng bởi:

  • Dễ dàng sử dụng, có thể sử dụng ngay sau khi mua về mà không mất thời gian chế biến
  • Dễ bảo quản, phân bón hóa học thường được đóng gói vào bao bì nhỏ, bà con chỉ cần đậy kín, để ở nơi khô ráo là được.
  • Giá thành thường rẻ hơn phân bón hữu cơ
  • Tan nhanh trong nước, cây trồng dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh hơn

Xem thêm:

Những tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học

Sau đây là 3 tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học:

Làm giảm độ phì nhiêu của đất

Việc bón dư thừa đều có thể làm cho độ phì nhiêu của đất thay đổi, phá vỡ kết cấu đất, gây chai cứng, bạc màu.

Ô nhiễm nguồn nước

Bón phân dư thừa, không cân đối trong đất, khi xảy ra các hiện tượng mưa bão, sạt lở xuống ao hồ, sông suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Sự tích tụ đạm, lân trong nước lâu ngày sẽ làm chết cá, tôm… và đặc biệt khi ngấm vào nguồn nước sinh hoạt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm không khí

Nếu bà con bón quá nhiều đạm, không cân đối với kali và lân thì khi đó cây trồng sử dụng không hết sẽ dẫn đến lượng NH3 thải ra ngoài không khí, gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon – nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

Lạm dụng phân bón hóa học ảnh hưởng tới cây trồng

Cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và được bổ sung qua việc bón phân thường xuyên để cây có thể phát triển và gia tăng năng suất. Tuy nhiên nếu bón quá nhiều phân bón sẽ gây ảnh hưởng tới cây trồng.

Cây bị ngộ độc phân bón

  • Cây bị ngộ độc phân bón là trường hợp bón quá nhiều phân so với nhu cầu và ngưỡng chịu đựng của cây. Ví dụ như bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho cây bị vàng, héo lá và chết.
  • Bị cháy phân: là dạng ngộ độc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận của cây mà có thể trên tổng thể với lượng phân không dư thừa, khiến cây ngộ độc. Ví dụ: Bón phân khi trời nắng gắt, lúc cây rau còn non, rễ non cũng dễ khiến cây cháy lá, hỏng rễ.
  • Mất cân đối: Cây bị ngộ độc trong trường hợp phân bón chưa dư thừa nhưng do các chất ảnh hưởng lẫn nhau nên có mặt chất sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất kia, gây thiếu chất, làm cây phát triển bất thường.
Cây bị ngộ độc phân bón
Cây bị ngộ độc phân bón

Cây dễ nhiễm bệnh

Bón phân hóa học có thể khiến cây trồng dễ mẫn cảm hơn đối với một số loại bệnh. Vì bón phân quá nhiều sẽ giết chết một số loại sinh vật đối kháng, ức chế mầm bệnh. Ngoài ra, việc bón phân hóa học quá nhiều sẽ khiến hệ thống rễ cây bị bao trùm bởi quá nhiều loại nguyên tố mà không hấp thu được các nguyên tố cần thiết khác,làm cây mất cân đối dinh dưỡng, bị yếu đi và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Nếu bón quá nhiều lượng đạm so với các nguyên tố khác thì sẽ làm quá trình sinh trưởng thân, lá, cành vượt trội hơn nhưng việc ra hoa kết trái lại hạn chế. Ngoài ra mô cây yếu và dễ bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn.

Ngăn cản sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây

Phân bón hóa học được bón vào đất lâu năm sẽ gây ra sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ. Khi có quá nhiều phần tử bám quanh các hạt mùn làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị quá tải một loại nguyên tố và cây khoogn còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác. 

Bón phân lân quá nhiều, tích lũy lại trong đất sẽ hạn chế hấp thu kẽm gây thiếu kẽm, ảnh hưởng tới năng xuất.

tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học

Tiêu diệt các vi sinh vật có lợi

Khi sử dụng phân bón hóa học mỗi năm, các axit được tạo ra sẽ phá hủy chất mùn hữu cơ, thay đổi tính chất và pH trong đất. Nước ở phía dưới không thể bốc hơi lên để thoát hơi. Lớp đất dưới trở thành ngộp, axit hóa, thiếu khí. Thành điều kiện bất lợi cho các loại vi sinh vật và cây trồng phát triển.

Chất lượng nông sản không tốt

Một số loại phân hóa học chứa hợp chất nitrat, khi được bón xuống đồng ruộng sẽ khiến nước thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được.

Ngoài ra, dư lượng nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin. Sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên ngộ độc và có thể dẫn đến chết người.

tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học

Cách giảm thiểu tác hại của phân bón hoá học đến môi trường sống

Không thể phủ nhận những lợi ích mà phân bón hóa học mang lại cho cây trồng. Nhưng bà con cần tiết chế và sử dụng phân bón hóa học một cách hiệu quả và hợp lý hơn.

  • Giảm lượng phân bón cho cây trồng, tăng cường sử dụng loại phân bón mà cây đang cần
  • Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép trước khi bón cho cây
  • Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
  • Tăng cường sử dụng phân bón sạch và các loại thuốc bảo vệ sinh học
  • Tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt lấy từ thùng rác nhựa gia đình vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế được chất hóa học độc hại.