Rừng được xem “lá phổi xanh” của Trái Đất, là một phần vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người và động vật. Thế nhưng những trận bão lửa đã làm hủy hoại rừng và tác động xấu đến môi trường. Vậy tại sao lại bị cháy rừng, ảnh hưởng kinh tế của cháy rừng nặng nề như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn.
Tóm tắt nội dung
Giải đáp thắc mắc: “Tại sao lại bị cháy rừng?”
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại bị cháy rừng”, tuy nhiên dưới đây là một trong số nguyên nhân cháy rừng phổ biến:
Do hành động của con người
Có thể nói con người là nguyên nhân lớn khiến rừng bị cháy. Chính những hành động đốt rừng, chặt phá rừng để lấy củi, làm nương rẫy đã khiến rừng bị xói mòn, bị cháy trên diện rộng. Hay những hành động vô ý tưởng chừng rất nhỏ nhoi như ném tàn thuốc lá đang cháy dở cũng là nguyên nhân khiến cháy rừng.
Bên cạnh đó, rừng bị cháy còn xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân và khả năng quản lý của Nhà nước còn hạn chế.
Do hành động của động vật
Các loại động vật cũng góp phần trong việc khiến rừng bị cháy. Chẳng hạn như sự tàn phá của những loại côn trùng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đó khiến cây yếu đi, dễ bị bắt lửa.
Bên cạnh đó, một số hiện tượng tự nhiên như tia sét hay núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân cháy rừng.
Do sự biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã làm Trái Đất nóng lên, nền nhiệt độ luôn cao trên 40 độ C. Chính tình trạng này đã làm mùa hè khắc nghiệt hơn, từ đó tình trạng cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.
Cụ thể những khu rừng vào mùa hanh khô thường có cây khô héo, cành cây và gốc cây trơ, dễ bắt lửa. Như vậy chỉ cần một chút lửa thôi cũng đủ để khiến mấy ha rừng bị thiêu trụi chỉ trong chốc lát.
Bên cạnh đó biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, khiến hiện tượng bốc hơi diễn ra nhanh hơn. Cùng với đó, ở các nước có tuyết sẽ xảy ra tình trạng mùa tuyết tan đến sớm hơn bình thường. Cả hai tình trạng đã kể trên đều làm cho mặt đất trở nên khô hơn, đây chính là điều kiện thuận lợi để lửa tấn công mạnh mẽ hơn.
Cháy rừng và biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân lớn dẫn đến cháy rừng. Thế nhưng cháy rừng cũng là tác nhân làm xuất hiện biến đổi khí hậu. Do đó, một vòng tuần hoàn được tạo ra và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống cũng như nền kinh tế.
Những ảnh hưởng kinh tế của cháy rừng
Cháy rừng ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nó còn gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, chẳng hạn như:
- Cháy rừng làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
- Những vụ cháy rừng tác động xấu đến cơ sở hạ tầng quốc gia. Sau những vụ cháy lớn, nhiều quốc gia phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để khôi phục lại cơ sở hạ tầng.
- Bên cạnh đó, cháy rừng còn thải vào trong không khí các chất ô nhiễm có hại cho sức khỏe con người, chẳng hạn như khí cacbon monoxit, oxit nitơ và các hợp chất hữu cơ phi metan.
- Hay nguy hiểm hơn, chúng sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính, gây ra các vấn đề biến đổi khí hậu. Lúc đó, cháy rừng trở thành vấn nạn mà cả thế giới cần đối mặt, chung tay giải quyết.
Khắc phục hậu quả cháy rừng như thế nào?
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được tác hại khủng khiếp của tình trạng cháy rừng. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả cháy rừng? Dưới đây là một số phương pháp chữa cháy rừng hiệu quả:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
Người ta thường nói: “Phòng cháy hơn chữa cháy”. Do đó, phòng cháy cũng là một trong những cách khắc phục hậu quả cháy rừng. Một vài cách phòng cháy có thể kể đến:
- Tuyên truyền và nâng cao kiến thức cho người dân về tầm quan trọng của rừng và tác hại của cháy rừng.
- Hướng dẫn người dân cách xử lý khi gặp cháy rừng.
- Bên cạnh đó, các thôn, huyện nên thường xuyên tổ chức người dân đi họp, vận động ký cam kết khi dọn nương rẫy không làm cháy rừng.
- Những chủ rừng cần cam kết phòng chống cháy nổ khi tham gia trồng rừng mới.
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, bảo vệ rừng
Việc tăng cường các hoạt động kiểm tra cũng sẽ góp phần hạn chế tình trạng cháy phá rừng. Cụ thể, các kiểm lâm nên tăng cường việc kiểm soát các biện pháp phòng chống chữa cháy. Đồng thời giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người ra vào rừng.
Phân công, bố trí lực lượng kiểm tra, gác trực rừng, đặc biệt là vào mùa cao điểm, nóng nắng, hanh khô. Đối với những vụ cháy phát sinh nên phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Lời kết
Trên đây là những thông tin do Nhựa Sài Gòn cung cấp nhằm trả lời cho câu hỏi: “Tại sao lại bị cháy rừng?”. Để biết thêm các thông tin bổ ích khác hoặc có nhu cầu mua thùng rác nhựa thì nhanh tay truy cập vào trang web chúng tôi nhé!