Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) tạo ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia. Nhưng bên cạnh đó nó cũng đem đến những lợi ích nhất định. Vậy TBT là gì? Để biết câu trả lời, hãy cùng Nhựa Sài Gòn đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu TBT là gì?

TBT có tên gọi đầy đủ là Technical Barriers to Trade. Đây là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Nó có nghĩa là hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Hiểu một cách đơn giản, đây là những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ bắt buộc phải áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn này được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người. Giúp bảo vệ động, thực vật cũng như môi trường, bảo vệ lợi ích – an ninh quốc gia và các quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật này còn là rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi nó gây khó khăn trong việc hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Bởi vậy nó còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
Vậy hiệp định TBT là gì? Hiệp định TBT được ra đời nhằm đảm bảo các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn hay quy trình đánh giá sự phù hợp sẽ công bằng và không tạo ra những rào cản cho thương mại quốc tế.
Có 2 loại quy tắc cần chú ý trong hiệp định TBT, đó là:
- Những quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc liên quan đến đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình, phương pháp sản xuất của các sản phẩm đó. Ví dụ như yêu cầu về kích thước, trọng lượng, bao bì, nhãn mác của sản phẩm.
- Các thủ tục được sử dụng để đảm bảo các yêu cầu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được đáp ứng. Ví dụ như thử nghiệm, kiểm tra, lấy mẫu, đăng ký, công nhận, phê duyệt,…
TBT đóng vai trò gì trong thương mại quốc tế?

Bên cạnh câu hỏi TBT là gì thì cũng có rất nhiều người thắc mắc về vai trò của TBT. Thực tế, hàng rào kỹ thuật thương mại đóng vai trò khá quan trọng trong nền thương mại quốc tế. Không có các quy chuẩn TBT thì việc nhập khẩu hàng hóa ở các quốc gia sẽ trở nên loạn.
Nguyên nhân bởi vì TBT không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhập vào mà còn tác động đến môi trường sống và các yếu tố mà quốc gia đó coi trọng. Điển hình như vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,…
Các quy chuẩn của hàng rào kỹ thuật thương mại vừa là thách thức cho việc xuất khẩu hàng hóa của các nước. Vừa là sự bảo đảm về chất lượng cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn TBT càng cao, càng khắt khe thì hàng hóa nhập vào càng đảm bảo chất lượng, độ an toàn cũng như đạt đúng các chỉ số quy định.
Do đó, nếu bạn là người chịu trách nhiệm xuất khẩu mặt hàng nào đó cho công ty, doanh nghiệp thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến TBT. Điều này giúp quy trình kinh doanh mặt hàng của công ty bạn suôn sẻ mà không mắc phải các sai lệch về quy chuẩn.
Ngược lại, việc không tìm hiểu kỹ thông tin sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong xuất khẩu hàng hóa. Khả năng cao là lô hàng đó bị trả về, nguy hiểm hơn là bị cấm nhập khẩu vĩnh viễn. Lúc đó hậu quả gây ra rất khó kiểm soát, đồng thời gây tổn thất lớn đến hoạt động kinh doanh.
Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại?

Để vượt qua các rào cản kỹ thuật thương mại ở các quốc gia, Việt Nam cần phải có các biện pháp, chẳng hạn như:
- Hiểu rõ và biết được các yêu cầu TBT là gì đối với từng sản phẩm, từng quốc gia hay vùng lãnh thổ.
- Sau khi biết được các yêu cầu TBT đặt ra, cần tuân thủ các yêu cầu đó một cách nghiêm túc. Chẳng hạn đối với ngành thủy hải sản, nông sản, cần tuân thủ đúng quy trình từng bước như gieo trồng, nuôi trồng, chăm sóc và khai thác,…
- Ngay cả trong trường hợp các quốc gia hay lãnh thổ khác đưa ra những yêu cầu khắt khe thì Việt Nam vẫn phải tuân thủ và đáp ứng đúng. Bởi một khi sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị xem là lỗi và bị trả hàng. Từ đó dẫn đến rất nhiều hệ lụy kèm theo.
- Một khi đã đáp ứng đủ các điều kiện và tuân thủ theo quy chuẩn TBT thì việc xuất khẩu hàng hóa sẽ không còn quá khó khăn. Hơn hết, khi đã xuất khẩu sản phẩm thành công thì cánh cửa giao thương sẽ rộng mở, đem đến rất nhiều lợi ích cho Việt Nam.
- Mặt khác, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng hàng hóa để có chỉ số cạnh tranh cao. Đảm bảo không chỉ đáp ứng đủ mà còn vượt qua các rào cản kỹ thuật mà nước ngoài yêu cầu. Song song với đó là tìm kiếm các nguồn hàng mới, mở rộng đối tác để khẳng định vị thế của bản thân trên thị trường.
Lời kết
Với những thông tin trên do Nhựa Sài Gòn chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã biết được TBT là gì. TBT vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để Việt Nam mở rộng cánh cửa thương mại. Cuối cùng, đừng quên liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm thùng rác nhựa đang được giảm giá mạnh hiện nay nhé!