Phương Thức Thanh Toán LC – Nội Dung Của Thư Tín Dụng L/C

Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa bên mua và bên bán, trong đó phương thức thanh toán LC được sử dụng phổ biến hơn cả. Vậy cụ thể thanh toán L/C là gì? Có đặc điểm ra sao mà khiến chúng trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng nhất vậy? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Thanh toán LC là gì?

Thư tín dụng L/C (viết tắt bởi từ Letter of Credit) là một bức thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua), cam kết với người bán sẽ trả một số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể nếu người bán xuất trình bộ chứng từ thanh toán hợp lệ với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng. 

Bên bán cũng có một ngân hàng đại diện cho mình và chuyển toàn bộ chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình tại quốc gia xuất khẩu.

thanh toán lc là gì

Như vậy những cá thể tham gia vào quá trình thanh toán LC là người mua, người bán và ngân hàng. 

Các loại thư tín dụng chứng từ LC

Hiện nay có 4 loại thư tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến đó là:

  • Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hay hủy bỏ ngang có thể tiến hành một cách đơn phương.
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ chi được ngân hàng tiến hàng theo thỏa thuận của 2 bên. Thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại quốc tế.
  • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo  trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Đây cũng là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Ngoài ra, còn nhiều loại khác nữa:

  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
  • Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)

Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng thường sử thanh toán LC không thể hủy bỏ có xác nhận. Nhưng nếu L/C không ghi rõ là irrevocable L/C hay revocable L/C thì  đó là Irrevocable L/C tức là không được hủy bỏ. Và tương tự, nếu L/C không ghi rõ là confirmed L/C thì đó là inconfirmed L/C tức là không có xác nhận.

phương thức thanh toán lc

Ưu – Nhược điểm của thanh toán LC trong xuất nhập khẩu

Phương thức thanh toán L/C có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể là:

Ưu điểm của thanh toán LC trong xuất nhập khẩu

  • Đối với bên bán hàng (người xuất khẩu)

Dù bên nhập khẩu có trả tiền hay không thì vẫn được ngân hàng thanh toán đúng theo điều khoản trong LC.

Việc chậm trễ trong khâu chuyển chứng từ, hồ sơ sẽ được hạn chế.

Khách hàng có thể chiết khấu thư tín dụng để nhận được tiền trước.

  • Đối với bên mua (người nhập khẩu)

Chỉ khi được nhận hàng thì mới trả tiền

Có sự cam kết của bên bán rằng phải thực hiện đúng theo quy định của LC thì mới thanh toán, nếu có bất kỳ sai sót nào thì bên bán sẽ phải chịu trách nhiệm.

  • Đối với ngân hàng

Có cơ hội để mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế, tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng

Có thêm một khoản phí dịch vụ đáng kể

Nhược điểm của thanh toán LC

  • Đối với bên bán (người xuất khẩu)

Đơn vị xuất khẩu sẽ không được bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng nếu không xuất trình được bộ chứng từ đúng theo quy định của LC

  • Đối với bên mua (nhập khẩu)

Bản chất của LC là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Các bên mua bán sẽ cùng làm việc dựa trên bộ chứng từ LC. Bên bán chỉ việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành LC sẽ phải thanh toán tiền hàng, mặc kệ lô hàng có được giao đúng hay không.

ưu điểm thanh toán lc

Nội dung của thư tín dụng L/C

Nội dung của thư tín dụng L/C gồm có các nội dung như sau:

  • Số hiệu thư tín dụng
  • Ngày tháng, địa điểm mở thư tín dụng, loại thư tín dụng
  • Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng
  • Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng
  • Số tiền trong thư tín dụng (bằng số, bằng chữ và loại tiền)
  • Ngày tháng và nơi hết hạn hiệu lực thư tín dụng
  • Thời hạn trả tiền, thời hạn xuất trình chứng từ
  • Ngân hàng trả tiền
  • Thời hạn giao hàng, địa điểm gửi hàng và địa điểm hàng đến
  • Tên hàng, quy cách, giá cả, bao bì, số lượng và trọng lượng, điều kiện cơ sở giao hàng
  • Cách giao hàng, vận tải
  • Các điều kiện khác (nếu có)
  • Ngân hàng mở thư tín dụng – cam kết và ký tên

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp thắc mắc về thanh toán L/C là gì trong xuất nhập khẩu. 

Để quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra an toàn, nhanh chóng, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng pallet nhựa. Pallet nhựa tiện lợi trong việc bảo quản hàng hóa, dễ vệ sinh, tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển. Hãy gọi cho Nhựa Sài Gòn nếu bạn có nhu cầu mua pallet nhựa nhé!