Xe nâng là một phương tiện không thể thiếu trong các nhà kho, kho bãi hàng hóa. Khi nhập khẩu xe nâng, một trong những điều cần quan tâm là thủ tục nhập khẩu xe nâng sẽ được quy định như thế nào? Nếu bạn đang có nhu cầu nhập khẩu xe nâng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Xe nâng có bị cấm nhập khẩu không?
Căn cứ vào nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013, các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe xúc, xe cẩu không có tên trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì doanh nghiệp đều có thể nhập khẩu xe nâng về hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 lại có quy định rằng: những dòng xe nâng người nhập khẩu, xe cẩu đã qua sử dụng, có độ tuổi 10 năm từ ngày sản xuất không được phép nhập khẩu nữa và nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi nhập khẩu xe nâng.
Ngoài ra, căn cứ vào quy định được nêu rõ trong Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì những dòng xe nâng, xe xúc, xe cẩu là hàng mới hay hàng cũ nhưng số máy, số khung đã bị chỉnh sửa hoặc dập lại thì cũng nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Về Thủ Tục Nhập Khẩu Mỹ Phẩm
[Tìm Hiểu] Thủ Tục Nhập Khẩu Đồ Chơi Trẻ Em
Mã HS xe nâng và thuế nhập khẩu xe nâng
Kiểm tra mã hs xe nâng là công việc đầu tiên khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng. Xác định được mã HS giúp bạn định hình được những công việc phải làm tiếp theo.
Mã HS cũng giúp cho nhà nhập khẩu xác định được thuế nhập khẩu xe nâng và những chính sách nhập khẩu xe nâng cho loại xe mà bạn đang nhập.
Mã HS xe nâng gồm những mã sau đây:
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi (%) |
Thuế GTGT (10%) |
Xe tự hành chạy bằng mô tơ điện VD: xe nâng điện |
84.271.000 | 0 | 10 |
Xe tự hành khác VD: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là nâng người |
84.272.000 | 0 | 10 |
Các loại xe khác VD: Xe nâng dầu, xe nâng tay |
84.279.000 | 0 | 10 |
Theo những mã HS xe nâng trên đây thì có thể thấy thuế nhập khẩu xe nâng là 0% và thuế GTGT nhập khẩu xe nâng là 10%. Để xác định chính xác được số thuế nhập khẩu, bạn tính theo công thức phía dưới đây:
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%
Trong đó: Trị giá CIF = giá trị xuất xưởng của hàng + chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Bộ hồ sơ nhập khẩu xe nâng
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu xe nâng gồm những chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
- Catalog (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường
Khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, nếu muốn nhập khẩu đơn thuần thì chỉ cần làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu trước. Còn nếu muốn đưa vào sử dụng và lưu thông thì làm thêm đăng kiểm đối với xe nâng có động cơ.
Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu xe nâng
Các thiết bị máy móc, xe nâng, máy xúc… đều nằm trong danh sách các mặt hàng được phép nhập khẩu (kể cả loại đã qua sử dụng). Vì thế doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu xe nâng như các loại hàng hóa thông thường khác. Thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng thực hiện theo các bước sau:
Đăng ký đăng kiểm nhập khẩu xe nâng
Theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BGTVT mặt hàng xe nâng có mã HS 84.27 thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Do đó, doanh nghiệp cần làm thủ tục đăng kiểm tại Cục Đăng Kiểm khi nhập khẩu xe nâng. Đăng kiểm trên hệ thống 1 cửa. Bộ hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký đăng kiểm theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, ký đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
- Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu)
- Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality – C/Q)
- Tài liệu kỹ thuật
Nộp hồ sơ làm thủ tục hải quan nhập khẩu xe nâng
Hồ sơ hải quan nhập khẩu xe nâng sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
- Bill of Lading (vận đơn)
- C/O nếu có (chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
- Các chứng từ khác (nếu có)
- Giấy yêu cầu đăng kiểm
Sau khi có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng khai quản. Có luồng hải quan thì in ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Đem xe nâng về kho bảo quản
Sau khi có đầy đủ chứng từ, đăng ký đăng kiểm, bảng kê chi tiết xe nâng, đơn đề nghị mang hàng về bảo quản, bạn sẽ nộp hồ sơ cho hải quan duyệt và đưa hàng về kho bảo quản.
Kiểm tra đăng kiểm nhập khẩu xe nâng thực tế
Bạn có thể kéo hàng về kho riêng rồi đăng kiểm tại kho hoặc đăng kiểm tại địa điểm hàng về.
Thông quan xe nâng
Sau khi có kết quả kiểm định (khoảng 3-5 ngày), bạn nộp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử cho bên hải quan để làm thủ tục thông quan nhập khẩu xe nâng.
Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng
- Xe nâng cũ dưới 10 năm không được nhập khẩu theo quy định
- Xe nâng cũ đã bị can thiệp, lắp ráp, đục số từ nhiều xe nâng khác nhau thì bị cấm nhập khẩu
- Có thể mang hàng về bảo quản khi làm thủ tục hải quan
- Phải nộp thuế mới được thông quan hàng hóa
- Xe nâng động cơ phải làm đăng kiểm
- Xe nâng tay chỉ cần làm kiểm tra chất lượng