Những nguyên tắc tỉa cây cảnh bạn cần biết nếu không muốn phải hối hận

Đối với những dân chơi cây cảnh, việc tỉa cây là vô cùng cần thiết. Nguyên nhân bởi vì nó góp phần thúc đẩy quá trình cây phát triển, luôn xanh tươi, phòng trừ sâu bệnh và tạo mỹ quan. Thế nhưng không phải ai cũng tỉa cây cảnh đúng cách. Do đó, Nhựa Sài Gòn đã lên bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin bổ ích đến bạn đọc.

Tóm tắt nội dung

Những nguyên tắc cần biết trước khi tỉa cây cảnh

Đối với bất cứ một loại cây nào, trước khi tỉa cây, bạn cần nắm được những nguyên tắc sau:

Chọn thời điểm tỉa cây thích hợp

Những cây có vỏ mỏng nên tránh cắt tỉa vào mùa hè
Những cây có vỏ mỏng nên tránh cắt tỉa vào mùa hè

Việc chọn thời điểm tỉa cây có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp giảm nguy cơ sâu bệnh, vi khuẩn. Vậy đâu là khoảng thời gian thích hợp để tỉa cây? Bạn có thể dựa vào loại cây để lựa chọn thời điểm phù hợp, chẳng hạn:

  • Đối với hầu hết các cây: không nên tuyển vào lúc cành con đâm chồi.
  • Đối với những loại cây có vỏ mỏng: tránh việc cắt tỉa vào mùa hè để hạn chế tác động của ánh nắng mặt trời làm cây tổn thương.
  • Đối với những loại cây rụng lá theo thời điểm xác định: thời gian tốt nhất để cắt tỉa là từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

Lựa chọn kiểu dáng tỉa cây

Hiện nay có rất nhiều kiểu dáng tỉa cây khác nhau, bạn có thể dựa vào sở thích hoặc giống cây để lựa chọn kiểu dáng cho thích hợp:

  • Tỉa cây quang vòm: kiểu dáng tỉa này giúp cây loại bỏ được các cành khô và gãy, cành to bị bệnh.
  • Làm mỏng vòm lá: loại bỏ các tán cây, giảm cản trở trong những ngày mưa bão.
  • Nâng cao vòm lá: tỉa bỏ những tán lá thấp, từ đó giúp cây thông thoáng và phát triển tốt hơn.
  • Giảm bớt ngọn: giúp gia chủ khống chế được chiều cao của cây theo ý muốn, làm thấp đỉnh ngọn cây.
  • Phục hồi ngọn: giúp lấy lại cấu trúc tự nhiên của cây trong trường hợp tỉa cây không đúng kỹ thuật.

Chuẩn bị dụng cụ thiết yếu để tỉa cây

Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi cắt tỉa cây
Nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trước khi cắt tỉa cây

Việc chuẩn bị trước các dụng cụ thiết yếu sẽ giúp quá trình cắt tỉa cây diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn. Dưới đây là một số thiết bị, dụng cụ bạn cần chuẩn bị trước cho quá trình tỉa cây:

  • Kéo: được sử dụng để cắt tỉa những cành nhỏ của cây hoặc là những loại cây có kích thước nhỏ. Lưu ý nên chọn những loại kéo sắc, bén, đồng thời lựa chọn kích thước kéo phù hợp với kích thước của cây.
  • Cưa: được ứng dụng để tỉa cho các thân, cành hay ngọn của cây. Bạn nên ưu tiên những loại cưa sắc, nhọn, đủ bén để đảm bảo cắt dứt khoát, đem lại tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, lưỡi cưa nhỏ làm mất thời gian còn lưỡi cưa to lại làm vướng víu. Do đó cần chọn cưa có kích thước phù hợp.
  • Kìm: trong trường hợp bạn muốn uốn nắn cành cây để tạo ra những hình thù nhất định thì nên sử dụng kìm.

Một số kỹ thuật tỉa cây cảnh phổ biến hiện nay

Ngày nay kỹ thuật tỉa cây cảnh rất đa dạng, tuy nhiên Nhựa Sài Gòn chỉ giới thiệu đến bạn đọc một vài kỹ thuật cắt tỉa phổ biến và được ưa chuộng:

Quấn dây

Quấn dây là kỹ thuật tạo hình cho cây cảnh. Thông thường các loại dây quấn đều được làm bằng thép. Con người sẽ sử dụng vật liệu này để uốn xung quanh thân hoặc cành của các cây vừa và nhỏ, từ đó giúp cây phát triển theo hình thù mong muốn.

Khi lựa chọn kỹ thuật này, bạn nên lưu ý tháo dây ra đúng thời gian quy định, không quấn dây quá chặt. Điều này sẽ giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng của cây không bị ảnh hưởng, từ đó cây phát triển xanh tốt.

Níu dây

Níu dây khá giống với quấn dây, đều là tạo hình, định hình cho cây phát triển. Khác ở chỗ đối với kỹ thuật níu dây, người tỉa sẽ sử dụng dây buộc vào một cành để nó phát triển theo hướng đã cố định sẵn. 

Bên cạnh đó, nhiều người còn dùng một vật nặng để ghì cây xuống. Hoặc buộc cành vào một điểm cố định khác và kéo căng dây.

Nẹp cành cây vào thanh kim loại

Nẹp cành cây vào thanh kim loại giúp cây phát triển theo dáng hình của thanh kim loại
Nẹp cành cây vào thanh kim loại giúp cây phát triển theo dáng hình của thanh kim loại

Đối với kỹ thuật này, bạn lựa chọn một thanh kim loại có hình dáng mà bạn thích. Sau đó sử dụng dây để cố định cây cảnh vào thanh kim loại. Với kỹ thuật này, cây sẽ phát triển theo đúng hình dáng của thanh kim loại,

Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ đạt hiệu quả cao khi cây còn nhỏ. Đợi đến khi cây lớn lên mới áp dụng thì kỹ thuật sẽ không có hiệu quả tốt, tốn thời gian.

Đặt dây nhôm lên thân cành

Cách làm này sẽ giúp cành cây dẻo hơn, từ đó việc uốn nắn và tạo hình diễn ra cũng dễ dàng hơn. Cách làm rất đơn giản, đầu tiên bạn xẻ rãnh ở cành cây. Sau đó, đặt một đoạn dây nhôm vào và sử dụng dây mềm để quấn quanh. Việc làm này có tác dụng cố định dây nhôm và bảo vệ vỏ cây. Như vậy là bạn đã thực hiện xong kỹ thuật tỉa cây, lúc này bạn chỉ cần uốn cây theo ý thích của mình là được.

Cắt nửa bề ngang của cành

Một kỹ thuật tỉa cây cảnh cuối cùng được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này đó là cắt nửa bề ngang của cành cây. Phương pháp này thích hợp với những cành cây có kích thước lớn, khó tỉa, khó uốn nắn. 

Cách tiến hành như sau, bạn dùng dao nhọn cắt ½ hoặc ⅓ cây cần uốn. Tránh cắt quá sâu vì nó sẽ ảnh hưởng đến mạch dinh dưỡng của cây. Sau đó bạn đợi đến khi cây mềm là có thể uốn cây như bình thường.

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những kiến thức bổ ích về tỉa cây cảnh. Đừng quên truy cập Nhựa Sài Gòn nếu có nhu cầu đọc thêm các bài viết hay nhé!