Làm thế nào để đạt tiêu chuẩn Global Gap?

Tiêu chuẩn Global Gap có thể xem là một chứng chỉ vàng đối với doanh nghiệp. Dường như doanh nghiệp nào đạt chứng nhận này đều tăng uy tín trong mắt người tiêu dùng. Bởi vậy, mọi doanh nghiệp đều muốn đạt chứng nhận Global. Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách đạt tiêu chuẩn này.

Tóm tắt nội dung

Tiêu chuẩn Global Gap và những lợi ích mang lại

Mặc dù có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, thế nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác tiêu chuẩn Global Gap là gì. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cụm từ này thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn:

Khái niệm

Global Gap là các tiêu chuẩn được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
Global Gap là các tiêu chuẩn được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản

Tiêu chuẩn Global Gap là cụm từ thu gọn của Good Agricultural Practices, có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đây là các tiêu chuẩn, quy định về các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp được xây dựng nhằm chỉ dẫn người sản xuất áp dụng trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Từ đó tăng năng suất, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người lao động lẫn người tiêu dùng. 

Tiêu chuẩn này được ra đời vào năm 1997 từ EUREPGAP và được ứng dụng trong 3 lĩnh vực chính, đó là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sau này, vì nhận thức được mối quan tâm của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm ngày càng tăng nên các tiêu chuẩn từ riêng lẻ đã được phát triển thành một hệ thống. Global Gap đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới, tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 120 nước tham gia và dự tính con số này sẽ ngày càng tăng.

Hiện nay, tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bao gồm 252 tiêu chí. Trong đó có 36 tiêu chí bắt buộc phải thực hiện 100%, 127 tiêu chí cần tuân thủ ở mức 95%. Số còn lại là các kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.

Lợi ích

Từ khi global gap ra đời đã giải quyết được rất nhiều vấn đề và đem đến nhiều lợi ích cho con người, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn sẽ tạo các điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh bằng cách:

  • Sản xuất các nông sản có chất lượng và độ an toàn cao, bảo vệ sức khỏe người dùng, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu.
  • Tăng độ tin cậy cho sản phẩm, tăng lòng tin của người sử dụng, giảm rủi ro của sản phẩm khi tung ra thị trường.
  • Tạo điều kiện để các nông sản dễ dàng gia nhập vào các thị trường lớn và khó tính, chẳng hạn như EU, Nhật Bản, Mỹ…

Bên cạnh doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng nhận được rất nhiều lợi ích từ global gap, cụ thể:

  • Dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc nông sản và doanh nghiệp, từ đó đảm bảo độ uy tín và chất lượng của sản phẩm.
  • Các sản phẩm đều đảm bảo độ sạch, an toàn với sức khỏe người sử dụng,

Để đạt tiêu chuẩn Global Gap cần những gì?

Các tiêu chí doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn đạt chứng nhận Global Gap
Các tiêu chí doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn đạt chứng nhận Global Gap

Với những thông tin trên có thể thấy Global Gap là tiêu chuẩn có lợi với doanh nghiệp. Bởi vậy không quá khó hiểu khi hầu hết các doanh nghiệp nông sản đều muốn đạt chứng nhận này. Vậy cần những yếu tố nào để đạt tiêu chuẩn Global gap? Đó là:

  • Nguồn đất được cải tạo và làm sạch trước khi tiến hành canh tác, đảm bảo hệ thống tưới nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm.
  • Các giống cây trồng phải được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng, không có mầm bệnh. Các công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng phải được tiến hành nghiêm túc ngay từ đầu, như vậy đảm bảo năng suất cao hơn, không mắc bệnh hại.
  • Giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại phân bón. Mục đích của việc làm này là hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường, từ đó nâng cao tuổi thọ đất.
  • Trong trường hợp phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón thì phải sử dụng các sản phẩm có trong danh mục được phép sử dụng. Hiện nay nhà nước khuyến khích nông trại sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón có thành phần hữu cơ.
  • Người lao động cũng cần quan tâm vào đầu tư nguồn giống tốt. Đồng thời trong quá trình nuôi trồng, nhà sản xuất cần lưu giữ, ghi chép các thông tin về chuỗi thực hành sản xuất. 
  • Trong từng công đoạn sản xuất cần thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global Gap.
  • Đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn như QMS – Hệ thống quản lý chất lượng, IPC – Quản lý dịch hại tổng hợp,…

Cách nhận biết sản phẩm có đạt tiêu chuẩn Global Gap không

Cách giúp người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm Global Gap
Cách giúp người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm Global Gap

Tiêu chuẩn Global Gap ra đời đã chứng thực chất lượng sản phẩm, từ đó giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra xem sản phẩm có đạt chứng nhận Global Gap hay không.

Đối với các sản phẩm đã đạt chuẩn Global Gap, thông thường trên bao bì sẽ in 13 chữ số (GGN). 13 chữ số này sẽ giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc của nhà cung ứng, từ đó giúp người dùng tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm. Để truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng chỉ cần nhập dãy số đó vào hệ thống GlobalGAP database là được.

Lời kết

Trong thị trường đầy rẫy các sản phẩm sử dụng thuốc hóa học, thuốc trừ sâu gây hại đến sức khỏe thì sự xuất hiện của tiêu chuẩn Global Gap như một giải pháp mới. Để biết thêm các thông tin bổ ích khác, đừng quên truy cập vào Nhựa Sài Gòn nhé!