Tiêu chuẩn IEC là điều kiện bắt buộc đối với các vật liệu, phụ trợ trong ngành điện. Tiêu chuẩn này được ra đời nhằm đảm bảo các thiết bị điện – điện tử an toàn với người sử dụng. Ngoài ra, IEC còn đem đến rất nhiều mục đích và vai trò khác. Tất cả những điều ấy sẽ được Nhựa Sài Gòn chia sẻ trong bài viết này!
Tóm tắt nội dung
Tổng quan về tiêu chuẩn IEC
IEC hay International Electrotechnical Commission đều có nghĩa là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế đối với kỹ thuật điện.
Tổ chức này ra đời vào năm 1906 với trụ sở ban đầu nằm tại Lôn Đôn. Mãi đến năm 1948, trụ sở mới được chuyển sang Thụy Sĩ.
Kể từ khi thành lập cho đến hiện tại, IEC đã ban hành trên 6000 tiêu chuẩn về thiết kế và lắp đặt hệ thống điện. Đồng thời, thu hút được 20000 chuyên gia tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn IEC.
Việt Nam trở thành thành viên của IEC vào năm 2002. Trước đó, các tiêu chuẩn và chỉ tiêu về thiết kế điện ở nước ta đều áp dụng theo tiêu chuẩn cũ của Liên Xô. Mãi đến sau này khi IEC trở thành tiêu chuẩn điện được áp dụng ở nhiều nước tiên tiên trên thế giới thì nước ta mới bắt đầu ban hành tiêu chuẩn dựa trên IEC. Tính đến nay, chúng ta đã có khoảng 188 Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
Mục tiêu và vai trò của IEC
Rất nhiều người thắc mắc “tiêu chuẩn IEC ra đời nhằm mục đích gì”? Hoặc “việc áp dụng IEC đem đến những lợi ích gì?”. Những thông tin dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn:
Mục tiêu
Các tiêu chuẩn IEC được ban hành nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về các tiêu chuẩn trong lĩnh vực điện – điện tử và các lĩnh vực liên quan khác. Tiêu chuẩn này còn tạo điều kiện để chính phủ các nước hay các doanh nghiệp thảo luận, trao đổi, phát triển các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, IEC còn đóng vai trò như một tổ chức chuyên quản lý các hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm, dịch vụ điện – điện tử. Các hệ thống đánh giá ấy gồm:
- IECEE: Là hệ thống chuyên về thử nghiện, chứng thực cho các thiết bị, linh kiện điện – điện tử về khả năng phù hợp với toàn cầu.
- IECQ: Đánh giá chất lượng của các linh kiện, vật liệu có liên quan đến điện – điện tử.
- IECEx: Hệ thống này sẽ chứng nhận tiêu chuẩn liên quan đến các sản phẩm điện thường được sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ.
IEC có mối liên kết chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn và chuyên môn quốc tế khác. Một số tổ chức có quan hệ hợp tác chặt chẽ với IEC có thể kể đến ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa), ITU ( Liên minh Viễn thông Quốc tế),…
Đặc biệt, IEC và ISO đã đặt ra các bản thỏa thuận về phạm vi hoạt động của hai bên. Cụ thể, cả 2 tổ chức đã thành lập ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin và được đặt tại cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO.
Vai trò
Tiêu chuẩn IEC ra đời sẽ đem đến những lợi ích nổi bật sau:
- IEC bao gồm các tiêu chuẩn phù hợp với mọi ngành kỹ thuật điện, điện tử. Nhờ vậy mà các thiết bị, linh kiện hay phụ trợ khi đáp ứng được tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo được chất lượng và độ an toàn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
- IEC còn góp phần phát triển hoàn thiện các sản phẩm điện, tạo ra các dịch vụ an toàn, hiệu quả cao, đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Những nội dung quan trọng của tiêu chuẩn IEC
Tiêu chuẩn IEC nổi bật với các nội dung sau:
Điện kiện để các thiết bị điện vận hành
Để các thiết bị điện – điện tử vận hành tốt, đảm bảo chất lượng và an toàn với người dùng, IEC đã ban hành các tiêu chuẩn sau:
- Các thiết bị ở độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển.
- Nhiệt độ môi trường xung quanh dưới 400°C.
- Chất làm mát không vượt quá 250°C và không dưới -150°C.
- Chất khí làm mát không chứa nồng độ hydro dưới 98%.
Điều kiện về cách điện
Cấp cách điện hay còn được gọi là cấp chịu nhiệt, là tiêu chí được đánh giá dựa trên độ bền nhiệt. Cấp cách điện được kí hiệu bằng với giá trị nhiệt độ sử dụng liên tục lớn nhất.
Theo tiêu chuẩn IEC, cấp cách điện được chia làm 9 cấp. Dưới đây là 4 cấp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
- Cấp chịu nhiệt 105°C (A): gồm các vật liệu hữu cơ và các sợi nhân tạo.
- Cấp chịu nhiệt 130°C (B): là các vật liệu vô cơ, chẳng hạn như mica, sợi thủy tinh,…
- Cấp chịu nhiệt 155°C (F): có chất kết dính ổn định ở nhiệt độ cao, có tuổi thọ cao.
- Cấp chịu nhiệt 180°C (H): gồm các chất đàn hồi như silicon và vật liệu vô cơ loại 130.
Điều kiện về cấp tản nhiệt
Theo quy định của IEC, cấp tản nhiệt sẽ có 2 cách ký hiệu:
- Ký hiệu đầy đủ: gồm 5 ký tự, ký tự đầu tiên là chữ cái mã hoá IC (International Cooling).
- Ký hiệu giản lược: cũng bắt đầu bằng chữ cái mã hóa IC, tuy nhiên phía sau chỉ có 3 ký tự.
Lời kết
Trên đây là định nghĩa, mục tiêu, vai trò và các nội dung quan trọng của tiêu chuẩn IEC. Mong rằng những chia sẻ trên của Nhựa Sài Gòn đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này.