Tiêu chuẩn JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp tại Nhật

Không chỉ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở Nhật mà tiêu chuẩn JIS còn phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy tiêu chuẩn này là gì, gồm có những nội dung nào, vai trò và ứng dụng ra sao? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn để biết được câu trả lời nhé.

Tóm tắt nội dung

Tổng quan về tiêu chuẩn JIS

Đối với nhiều người, tiêu chuẩn JIS vẫn còn khá xa lạ. Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ về cụm từ này thì những thông tin dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho bạn:

Giải nghĩa về tiêu chuẩn JIS

Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn JIS đều có chất lượng cao, được người dùng đánh giá tốt
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn JIS đều có chất lượng cao, được người dùng đánh giá tốt

JIS có tên gọi đầy đủ là Japanese Industrial Standards, có nghĩa là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Đây là hệ thống quy định các tiêu chuẩn được ứng dụng cho các hoạt động công nghiệp tại xứ sở hoa anh đào. Các tiêu chuẩn ấy được điều phối và được ban hành bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC) và Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA).

Ban đầu, mục đích chính của JIS là xây dựng các quy chuẩn trong lĩnh vực sản xuất và mua sắm vũ khí nhằm mục đích phục vụ chiến tranh. Tuy nhiên, sau một thời gian dài cải tiến và trải qua các biến cố lịch sử, JIS trở nên phổ biến hơn và trở thành tiêu chuẩn quốc gia tại Nhật nhằm áp dụng cho các lĩnh vực công nghiệp.

Các sản phẩm đạt chuẩn JIS sẽ có chất lượng vượt trội, độ tin cậy và độ ứng dụng cao. Bởi vậy, các sản phẩm này nhận được nhiều lượt đánh giá cao của người sử dụng. Hiện nay, tiêu chuẩn này không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ Nhật mà còn xuất hiện trong nhiều nền công nghiệp ở các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới.

Lịch sử hình thành và phát triển của JIS

Để có được sức ảnh hưởng mạnh mẽ như hiện nay, tiêu chuẩn JIS đã trải qua rất nhiều giai đoạn:

JIS được thành lập vào năm 1921 trong thời kỳ Minh Trị với tiền thân là tiêu chuẩn JES. Ở giai đoạn này, các nội dung trong tiêu chuẩn vẫn còn khá sơ sài, chủ yếu xoay quanh đến đặc điểm kỹ thuật và mua sắm vũ khí, phục vụ cho chiến tranh.

Năm 1945, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 với thất bại nặng nề, Nhật đã thành lập hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản. Một năm sau đó, Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản ra đời với nhiệm vụ ban hành các tiêu chuẩn mới.

Đến năm 1949, Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp được ra đời. Đồng thời đây cũng chính là tiền thân, là cơ sở để hình thành tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS hiện nay. 

Năm 2004, một số nội dung về tiêu chuẩn hóa công nghiệp được thay đổi. Cùng với đó là sự thay đổi của con dấu. Giai đoạn 2005 – 2008 được xem là giai đoạn chuyển tiếp. Bởi lẽ trong thời gian này, nếu thực hiện chứng nhận lại, con dấu mới sẽ được áp dụng. Tuy nhiên nếu không chứng nhận thì vẫn sử dụng con dấu cũ.

Từ 2008 đến nay, tất cả các lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp Nhật Bản đều ứng dụng con dấu JIS mới.

Những lợi ích do tiêu chuẩn JIS đem lại

JIS phản ánh chất lượng, độ uy tín của các nhà sản xuất, hệ thống quản lý,...
JIS phản ánh chất lượng, độ uy tín của các nhà sản xuất, hệ thống quản lý,…

Mỗi một tiêu chuẩn ra đời đều đem đến những lợi ích nhất định. Tiêu chuẩn JIS cũng không ngoại lệ. Dưới đây là những vai trò nổi bật của tiêu chuẩn này:

  • JIS xây dựng và thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng, thông số kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các sản phẩm công nghiệp. Tiêu chuẩn còn thúc đẩy sự hợp tác cùng với các tiêu chuẩn khác (ISO hay IEC) trong việc đánh giá năng lực của phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất,…
  • JIS sẽ đảm bảo về chất lượng, tiên lượng vật liệu sử dụng, khả năng chống chịu của sản phẩm công nghiệp trong các môi trường. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn chứng thực về độ an toàn và yếu tố thân thiện của sản phẩm.
  • Tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản phản ánh chất lượng, uy tín của các hệ thống quản lý của cơ quan, chủ thể sản xuất, nhà máy,…
  • Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về thành phần, cấu tạo, mật độ, nồng độ… Như vậy các sản phẩm muốn đạt chuẩn JIS phải đáp ứng được các yêu cầu trên, từ đó đảm bảo về chất lượng và loại bỏ các mối nguy hại bên trong sản phẩm.
  • Các công ty, doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đạt chứng nhận JIS sẽ tạo dựng được niềm tin và tiếng tăm trên thị trường. Từ đó tạo cơ hội cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận.
  • Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này còn góp phần hạn chế các lỗi kỹ thuật phát sinh, đưa ra các giải pháp để khắc phục kịp thời.

JIS có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

JIS được áp dụng ở Nhật Bản, Châu Á, thậm chí là một số nước tại khu vực Thái Bình Dương
JIS được áp dụng ở Nhật Bản, Châu Á, thậm chí là một số nước tại khu vực Thái Bình Dương

Tiêu chuẩn JIS được ứng dụng rất đa dạng, từ các ngành công nghiệp nặng đến các ngành công nghiệp nhẹ. Phổ biến nhất là các lĩnh vực sản xuất thép, thép không gỉ và các ngành khác trong lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn được áp dụng cho thuốc, hóa chất nông nghiệp, phân bón hóa học, thực phẩm, nông lâm sản,…

Không chỉ được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực mà phạm vi ảnh hưởng của tiêu chuẩn cũng rất lớn. JIS không chỉ được áp dụng trong phạm vi nội địa mà còn lan ra cả một số quốc gia lân cận, thậm chí là cả khu vực Thái Bình Dương.

JIS được áp dụng ở Nhật Bản, Châu Á, thậm chí là một số nước tại khu vực Thái Bình Dương

Lời kết

Với vai trò như vậy, tiêu chuẩn JIS không chỉ được ứng dụng phổ biến mà chúng còn trở thành cơ sở cho các hệ thống quốc gia khác. Tiêu biển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,… Đừng quên truy cập vào website của Nhựa Sài Gòn để tham khảo các bài viết bổ ích khác nhé!